Link Video: https://youtu.be/F9j7NeonAgc
Mỗi nhiệm kỳ Tổng Bí thư của ông Tập Cận Bình, ông Nguyễn Phú Trọng đều phải sang Bắc Kinh diện kiến ít nhất một lần. Từ nhiệm kỳ thứ nhất, quyền lực ông Nguyễn Phú Trọng vốn không mạnh bằng ông Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên, đến năm 2015 thì thế và lực nghiêng hẳn về phía ông Nguyễn Phú Trọng, nhờ đó ông đã đá bật ông Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi Bộ Chính trị. Ông Dũng phải ngậm ngùi “về vườn làm người tử tế”.
Việc ông Trọng quật ngã được ông Nguyễn Tấn Dũng, dư luận cho rằng, đó là vì ông Nguyễn Phú Trọng thân với ông Tập Cận Bình. Khi ông Tập còn là Phó Chủ tịch Trung Quốc, ông Nguyễn Phú Trọng đã trải thảm đỏ đón ông Tập tại Hà Nội, còn long trọng hơn cả đón Hồ Cẩm Đào. Ông Trọng cũng làm mát mắt ông Tập Cận Bình bằng rừng cờ 6 sao. Cờ Trung Quốc vốn chỉ có 1 sao lớn và 4 sao nhỏ xung quanh, nhưng đã được ông Trọng cho thêm một ngôi sao nữa, ngôi sao đó được hiểu là tượng trưng cho Việt Nam.
Ngày 7/4/2015, ông Nguyễn Phú Trọng sang gặp Tập Cận Bình, ngay sau đó, thế lực của ông Nguyễn Phú Trọng mạnh hơn hẳn. Cuối năm 2015 đầu 2016, ông Trọng đã ép được ông Nguyễn Tấn Dũng phải rời vũ đài chính trị. Đây là kết quả “lật kèo” vào phút chót, vì trước đó không ai nghĩ ông Nguyễn Phú Trọng có thể làm gì được ông Nguyễn Tấn Dũng.
Sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng ngã ngựa, ông Nguyễn Phú Trọng mang chiến lược “đả hổ diệt ruồi” của ông Tập Cận Bình về Việt Nam, đổi thành “chiến dịch đốt lò” để đánh vào gốc rễ của ông Nguyễn Tấn Dũng. Hàng loạt quan chức dưới trướng ông Nguyễn Tấn Dũng vào tù, trong đó có Trần Bắc Hà và Đinh La Thăng. Riêng Trần Bắc Hà đã chết trong trại giam hết sức bí ẩn.
Diệt tham nhũng là lá bài mị dân, vừa cho dân thấy ông là người làm trong sạch bộ máy Đảng và bộ máy nhà nước, vừa triệt tiêu được những thế lực không chịu thuần phục ông. Nhờ đó mà quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng càng ngày càng mạnh lên trông thấy. Chưa có đời Tổng Bí thư nào mà hai lần quật ngã được Chủ tịch nước như ông. Khi quật Chủ tịch nước dễ như lấy kẹo trong túi ra, thì rất có thể ông lại lấn tiếp đến ghế Thủ tướng Chính phủ.
Hồi cuối tháng 10/2022, ông Nguyễn Phú Trọng là người nhanh nhất thế giới, “mang râu đội mũ” sang Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình, ngay sau khi ông Tập chính thức trở thành Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ 3. Chuyến đi này, ông Trọng được ông Tập Cận Bình tiếp đón trọng thị và trao cho Huân chương Hữu nghị. Về nước, quyền lực ông Trọng mạnh hơn hẳn với cú quật ngã 2 Phó Thủ tướng Tây học, và chấn động nhất là quật luôn cả Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng từ ngày 30/10 đến ngày 1/11/2022, tờ Tân Hoa Xã có chụp một hình ảnh, không biết vô tình hay cố ý mà phản ánh rất đúng với mối quan hệ 2 nước. Đó là hình ảnh ông Nguyễn Phú Trọng già nua nhỏ thó và yếu ớt bước đi không vững. Kế bên là ông Tập Cận Bình cao to như hộ pháp nhìn rất dồi dào sinh lực. Ông Trọng vịn tay ông Tập để bước đi cùng. Nhìn hình ảnh này, có người cảm tưởng rằng, nếu ông Tập bước đi nhanh thì có lẽ ông sẽ kéo ngã được ông Trọng.
Có lẽ Tân Hoa Xã muốn ám chỉ hình ảnh nước lớn bên cạnh nước nhỏ. Tuy nhiên, hình ảnh này cũng gợi cho một số người cảm nhận về một ông già lụm khụm, sức khỏe suy yếu, ra ngoài tìm kiếm sự hỗ trợ, để tăng thêm sức mạnh, và trở về làm vua xứ mình. Hiện nay ông đang là vua ở Trung ương Đảng, vua cả Bộ Chính trị và là vua trong Tứ Trụ.
Đường lối ngoại giao của ông Trọng xưa nay người Việt không còn xa lạ gì. Ông chọn cách nhún nhường trước Bắc Kinh để đổi lấy sự che chở chính trị cho Đảng của ông và cũng như cho bản thân ông. Chỉ cần nuôi và giữ thế cho ông Trọng mạnh lên, thì người được ông Trọng đào tạo để tiếp quản ghế đứng đầu Đảng cũng là người theo chủ nghĩa thuần phục giống ông.
Minh Tâm – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> “Công lao” 10 năm quật và đì, ông Trọng làm Sài Gòn tan hoang, sa sút nội lực
>>> Hậu ngã ngựa là chấn thương, liệu bà Trần Thị Nguyệt Thu có xộ khám không?
>>> Báo chí thế giới vẫn tiếp tục quan tâm vụ hai Phó Thủ tướng Việt Nam bị bãi nhiệm
Bố Nguyễn Xuân Phúc bị “trúng đạn”, con Nguyễn Xuân Hiếu cũng “gãy cánh”?