Link Video: https://youtu.be/4_WoAe22d9g
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ngày có một bài đăng ngày 13/1/2023 của tác giả Frank Tang với tựa đề: “Trung Quốc và Việt Nam có một tương lai chung, Tổng Bí thư Tập Cận Bình viết trong thư chúc Tết gửi người đồng cấp”.
Đại ý của bài viết nói rằng, Tập Cận Bình đã gửi một bức thư chúc Tết cho Nguyễn Phú Trọng, trong đó cam kết rằng, Trung Quốc thấy một tương lai chung với Việt Nam và sẽ ưu tiên Việt Nam khi nhắc đến ngoại giao trong khu vực.
Bài viết trích dẫn lời ông Tập từ Tân Hoa Xã: “Chúng tôi sẽ làm việc với phía Việt Nam để tích hợp hơn nữa các chiến lược phát triển song phương, tăng cường hợp tác toàn diện, tăng cường liên lạc và phối hợp về các vấn đề quốc tế và khu vực”. Và “Cả hai đang đẩy mạnh nỗ lực để thực hiện sự đồng thuận mà chúng ta đã đạt được. Tôi tin rằng điều này sẽ củng cố lòng tin lẫn nhau về mặt chính trị và tình hữu nghị truyền thống giữa hai bên, đồng thời cải thiện hiệu quả phúc lợi của nhân dân hai nước”.
Những tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ của Trung Quốc với phương Tây, và đặc biệt là Mỹ, vẫn đang căng thẳng.
Những vấn đề gây tranh cãi, bao gồm việc Washington hỗ trợ Đài Loan và nỗ lực ngăn cản tiến bộ công nghệ của Trung Quốc. Chẳng hạn như: siết chặt khả năng tiếp cận chip công nghệ cao; làm giảm vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, bằng cách hợp tác với các đồng minh Đông Nam Á và các nước khác.
Tác giả Frank Tang cho rằng, sự tương đồng về ý thức hệ, cấu trúc chính trị và mô hình phát triển kinh tế của hai quốc gia, đã làm ấm mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam, bất chấp cuộc chiến biên giới bốn thập kỷ trước và các tranh chấp lãnh thổ kéo dài ở Biển Đông.
Tác giả này cũng nhắc đến việc, Việt Nam là điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư Trung Quốc. Họ muốn chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam để giảm chi phí, và để lách thuế quan của Mỹ hoặc các rào cản thương mại khác.
Tác giả cũng dẫn dữ liệu hải quan Trung Quốc, để thấy, thương mại song phương giữa hai nước tăng 2,1%, lên đến 234,9 tỷ USD vào năm 2022, chiếm khoảng 1/4 tổng kim ngạch Trung Quốc – ASEAN.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng là một nhật báo tiếng Anh, có trụ sở tại Hong Kong Trung Quốc. Từ năm 2016, tờ báo này đã bị Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc mua lại.
Theo New York Times, tờ báo này đã được Tập đoàn Alibaba giao cho nhiệm vụ “cải thiện hình ảnh của Trung Quốc ở nước ngoài”, đồng thời chiến đấu chống lại những gì mà họ coi là thiên vị chống Trung Quốc, trong các phương tiện truyền thông nước ngoài.
Như vậy, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng không phải là một tờ báo thông thường, mà nó là một tờ báo chuyên làm chuyện chính trị theo ý đồ của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Bài báo của tác giả Frank Tang được đề cập ở trên có lời lẽ khá nhẹ nhàng, và những lời của ông Tập được trích dẫn tỏ ra khá “vô hại”, thậm chí còn mang chất phủ dụ, vuốt ve.
Có lẽ ông Tập hạ chiếu phủ dụ Việt Nam bởi Việt Nam đã hoàn toàn thuần phục, ông cần nắm chắc kẻ chư hầu này trong tay. Bởi lúc này Trung Quốc cần Việt Nam đứng ra làm bia chắn gió cho Trung Quốc trong cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ.
Các rào cản thương mại mà Mỹ áp đặt lên Trung Quốc, có thể kể đến lệnh cấm mới đây của Chính phủ Mỹ, nhằm ngăn cản không cho Trung Quốc tiếp cận công nghệ sản xuất chip, bởi vì những con chip nhỏ bé có thể điều khiển được các thiết bị quốc phòng, và bởi vì, ai nắm giữ được công nghệ sản xuất chip thì có thể trở thành siêu cường…
Căng thẳng Mỹ – Trung đang gia tăng, nhưng Trung Quốc vẫn rất cần thị trường Mỹ, cần công nghệ Mỹ để phát triển. Vì vậy, Trung Quốc cần Việt Nam làm bàn đạp, thông qua Việt Nam, hàng hóa Trung Quốc có thể được “hô biến” thành hàng Việt Nam và xuất qua Mỹ. Thậm chí, thông qua Việt Nam, Trung Quốc có thể mua được những công nghệ mà Mỹ cấm bán cho Trung Quốc.
Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Ngày phán xét đến nhanh, Chủ tịch Phúc khó “qua nổi con trăng này”
>>> “Chốt kèo”! 23 Ông Táo về trời thì 27 Ông Phúc cũng về vườn… ngay luôn
>>> Ngổn ngang Bộ Công an, nếu Tô Lâm ra đi, thế lực Trần Đại Quang có cơ hội trỗi dậy
Sản xuất chip – lĩnh vực cạnh tranh gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc