Tình hình chính trường và nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam gần đây đã có nhiều bất lợi cho Tổng Bí thư Tô Lâm và phe cánh. Ngày 21/10, việc thường trực Ban Bí thư Lương Cường ngồi vào ghế Chủ tịch nước, đã cho thấy sự suy giảm quyền lực của ông Tô Lâm một cách đáng kể.
Đồng thời, sự kiện này đã chính thức chấm dứt những nỗ lực thâu tóm quyền lực “tuyệt đối” của ông Tô Lâm, khi theo đuổi mục tiêu nhất thể hóa 2 chức danh Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước như ở Trung Quốc.
Giới phân tích đã đưa ra thắc mắc, trong khi các quốc gia có cùng thể chế Cộng sản với Việt Nam, như Trung Quốc, Lào, Bắc Triều Tiên, Cuba đều đã “nhất thể hóa” cương vị người đứng đầu Đảng và Nhà nước. Tại sao Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam kiên quyết cản trở, không áp dụng mô hình này?
Việc Tổng Bí thư Tô Lâm mới đây đã phàn nàn về vấn đề thể chế, khi cho là đây là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Theo giới phân tích, cái gọi là thể chế mà ông Tô Lâm nêu ra, về thực chất, ông chỉ muốn thay đổi nguyên tắc “tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách” truyền thống của Đảng, để chuyển sang mô hình nhất thể hóa như ở Trung Quốc hiện nay.
Trong một hoàn cảnh bế tắc, đây có thể là lý do vì sao hàng ngày, người ta thấy Tổng Bí thư Tô Lâm tìm cách đăng đàn, hay công bố các bài viết đề cập đến những vướng mắc trong bộ máy chính quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều đáng nói, ông Tô Lâm vẫn chỉ đề cập tới vấn đề đã tồn tại được nêu ra cách đây hàng chục năm. Đáng tiếc rằng, ông Tổng Bí thư cũng không thể đưa ra được giải pháp tháo gỡ, với lý do “lực bất tòng tâm”. Công luận từ chỗ kỳ vọng, chỉ sau ba tháng đã thất vọng khi cho rằng, Tổng Bí thư Tô Lâm suốt ngày “kiếm chuyện làm quà”, hay chỉ nói cho vui.
Ngày 05/11, truyền thông nhà nước lại một lần nữa lại “trân trọng giới thiệu” bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả”.
Theo giới quan sát, phải chăng ông Tô Lâm đang muốn đề cập tới vai trò Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Giữa lúc, quan hệ giữa Tổng Bí thư và Thủ tướng được cho là “cơm không lành, canh không ngọt”.
Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định bổ nhiệm Trung tướng Trần Công Chính, giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục 2, thay cho Trung tướng Phạm Ngọc Hùng có thể là nguyên nhân. Theo giới thạo tin, những thỏa thuận của ông Tô Lâm trước đây với Hùng “tút” đã bị Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng phanh phui.
Theo giới phân tích, trong thời gian gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính hầu như không quan tâm tới chuyện đấu đá trong nội bộ Đảng, chỉ chuyên tâm cho việc lãnh đạo Chính phủ. Ông Chính biết rất rõ, ông Tô Lâm đã nỗ lực bắt bị án Nguyễn Thị Thanh Nhàn, với mục đích gạt ông Chính khỏi chức Thủ tướng, để giành chiếc ghế này cho đồng bọn.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, ông Phạm Minh Chính đã sống sót kỳ diệu. Khi chiến dịch “đốt lò” được khởi động thì chắc chắn ông Phạm Minh chính sẽ là người đầu tiên ra đi. Vì ông Chính có những mối quan hệ “bất chính” với Công ty AIC, cũng như bà Nhàn, Tổng Giám đốc của công ty này.
Nhưng rất may, Thủ tướng Phạm Minh Chính được cho là có mối quan hệ rất chặt chẽ với Đại tướng Phan Văn Giang và Bộ Quốc phòng. Phải chăng đây là lý do đã khiến cho ông Chính, một nhân sự “Tứ trụ” từ đầu Đại hội Khoá 3 vẫn còn sống sót.
Mới nhất, nguồn tin nội bộ của thoibao cho biết, giới chức Đức đã không hài lòng, khi Bộ trưởng Lương Tam Quang sang thăm, với mục đích dẫn độ bà Nhàn AIC về Việt Nam. Đồng thời họ đã khẳng định, điều đó chắc chắn sẽ không xảy ra. Trong khi công luận tại Đức đánh giá, vấn đề của nhà nước Việt Nam thông qua Bộ Công an đã thể hiện một tư duy “nghèo nàn”, và kém hiểu biết của Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang, cũng như Tổng Bí thư Tô Lâm.
Trà My – Thoibao.de