Vì sao kiểm soát quyền lực của Tổng Bí thư Tô Lâm và nhóm lợi ích là việc cần làm ngay?

Tại Hội nghị Trung ương đầu năm 2025 trong 2 ngày 23 và 24/1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã giành được thắng lợi lớn, khi kiểm soát được hầu hết các vị trí trọng yếu nhất trong hệ thống quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tướng Nguyễn Duy Ngọc khi lên nắm giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sẽ kết hợp với Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang, “kẻ tung, người hứng” có vai trò quyết định sinh mệnh chính trị đối với tất cả các lãnh đạo cấp cao. Trên cương vị Tổng Bí thư, ông Tô Lâm sẽ trở thành “nhạc trưởng”, là người chỉ huy tối cao.

Theo giới phân tích, với cấu trúc quyền lực trong Đảng đang được sắp xếp như hiện nay cho thấy, ông Tô Lâm và phe cánh đang tiến tới kiểm soát toàn bộ hệ thống chính trị của Việt Nam trong tương lai rất gần.
Việc kiện toàn Ủy ban Kiểm tra Trung ương, và tiếp tục bổ sung thêm các nhân sự của Bộ Chính trị, Ban Bí thư…, được xem là bước đệm để định hình nhân sự chủ chốt cho Đại hội 14 sắp tới, và đảm bảo sự tiếp nối quyền lực của phe Hưng Yên không bị gián đoạn.
Đối với ông Tô Lâm và phe cánh Hưng Yên, cũng như Bộ Công an đang trở nên một thách thức lớn nhất trong nội bộ Đảng hiện nay. Bởi lý do, sự chiếm giữ quyền lực độc tôn của ông Tô Lâm sẽ phá vỡ nguyên tắc lãnh đạo tập thể.
Việc một cá nhân nắm giữ và bao trùm nhiều vị trí chủ chốt trong Đảng, có thể làm suy yếu cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực. Điều này trái với nguyên tắc “lãnh đạo tập thể”, vốn được coi là nền tảng của hệ thống chính trị Việt Nam kể từ năm 1986 cho đến nay.
Đây là mối quan tâm hàng đầu của bộ phận “phần còn lại” trong Đảng, những cá nhân và phe cánh không ủng hộ Tổng Bí thư. Đó là sự đòi hỏi sự minh bạch, tránh để lợi ích nhóm hay địa phương chủ nghĩa lấn át quyền lực trong Đảng.
Ông Tô Lâm đã sử dụng chủ trương “tinh gọn bộ máy” để đột phá về thể chế, như một nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn hiện nay. Việc thúc đẩy tinh gọn bộ máy là bước đệm cho việc tiến tới cải cách thể chế, giúp cho ông Tô Lâm triển khai các chính sách sắp xếp lại hệ thống tổ chức theo hướng có lợi cho mình.

Sự thống trị của phe Hưng Yên trong Bộ Chính trị và quân đội đã làm dấy lên lo ngại và phản ứng từ các phe phái trong Đảng. Tới đây, ông Tô Lâm sẽ đưa đồng hương Hưng Yên Hoàng Xuân Chiến, vào vị trí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phản ánh xu hướng này.
Tuy nhiên, sự kiểm soát quá mức của Tổng Bí thư Tô Lâm và phe cánh Hưng Yên có thể dẫn đến sự lạm quyền. Điều này sẽ tạo ra các nguy cơ về mất cân bằng quyền lực, và dẫn tới xung đột nội bộ.
Đặc biệt, trong lúc Tổng Bí thư Tô Lâm vẫn chưa có khả năng dung hòa giữa tập trung quyền lực và sự đồng thuận trong nội bộ Đảng. Vấn đề quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối, cho thấy nguy cơ lạm dụng quyền lực khi thiếu cơ chế kiểm soát hiệu quả.
Trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng chính trị hợp pháp duy nhất cầm quyền theo lối độc tôn. Do đó, việc kiểm soát quyền lực của Tổng Bí thư Tô Lâm và nhóm lợi ích, là vấn đề then chốt để đảm bảo sự trong sạch, vững mạnh, cũng như sự đoàn kết trong Đảng.

Nếu quyền lực lãnh đạo tối cao của Tổng Bí thư bị lạm dụng, sẽ dẫn tới sự suy giảm niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Do đó, ngay từ lúc này, ban lãnh đạo cấp cao của Đảng cần phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của Tổng Bí thư, trong việc ra quyết định giải quyết công việc của tập thể và cá nhân. Cần xử lý nghiêm các vi phạm, và có các chế tài mạnh mẽ đối với những hành vi lạm dụng quyền lực.
Việc kiểm soát quyền lực hiệu quả sẽ giúp ngăn chặn tình trạng lạm quyền, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện một cách minh bạch, công bằng và hiệu quả, từ đó củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.

Trà My – Thoibao.de