Theo đánh giá của các nhà quan sát, việc Vương Đình Huệ bị phế truất là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian và thủ tục, do quy trình bắt buộc. Khi ông Huệ bị loại, thì ngai vàng của ông Trọng rơi vào thế “trống toác” từ tất cả các hướng. Trước đây, vây quanh ông Trọng là những đồ đệ luôn thể hiện sự “ngoan ngoãn” và “trung thành”. Nhưng giờ đây đồ đệ đã rời ông gần hết, kẻ thì tạo phản, kẻ thị ngã ngựa.
Sao khi làm cho ông Tổng phải ngồi chơ vơ một mình trên ghế Tổng Bí thư, cơ hội để Tô Lâm ra tay truất phế ông Huệ lại cao hơn. Bởi đến lúc này, chẳng còn ai có thể che chắn cho ông Huệ được nữa. Rất có thể, sau ông Huệ là đến lượt ông Trọng. Tô Lâm đã làm mọi việc, vì muốn chiếm chiếc ghế này, vì vậy, nếu không đoạt sớm, thì ắt có nhiều rủi ro ập đến.
Nếu truất phế ông Tổng trước Đại hội lần thứ 14, thì ông Tô Lâm mang tiếng là kẻ “đảo chính”, mặc dù chỉ là “đảo chính ngầm”. Tuy nhiên, Tô Lâm lại không màng chuyện tai tiếng, bởi họ Tô đã liên quan đến quá nhiều chuyện tai tiếng từ nhiều năm qua.
Việc truất phế Tổng Trọng trước Đại hội 14 có nhiều cái lợi. Thứ nhất, khả năng cao, chính ông Tô Lâm sẽ ngồi vào ghế Tổng Bí thư, bởi ông cầm đầu phe đảo chính. Thứ nhì, cầm chắc chức vụ trong tay, tránh “đêm dài lắm mộng”, nếu kiên trì đợi đến Đại hội 14.
Hơn nữa, nếu đợi đến Đại hội, thì Tô Lâm sẽ gặp bất lợi lớn, bởi lúc đó, Tổng Trọng với tư cách người chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ, sẽ có quyền giới thiệu người kế nhiệm, và Đoàn Chủ tịch của Đại hội sẽ xem xét, quyết định. Mà người ông Trọng giới thiệu, chắc chắn sẽ không phải là Tô Lâm.
Như vậy, nếu để ông Trọng bám ghế đến hết nhiệm kỳ, thì rất khó để ông giới thiệu một “kẻ phản nghịch” như Tô Lâm. Mà nếu ông Trọng có giới thiệu Tô Lâm, thì cũng chưa chắc đã qua được lá phiếu của Đoàn Chủ tịch tại Đại hội.
Được biết, Đoàn Chủ tịch của Đại hội Đảng lấy bộ khung là Bộ Chính trị, và thêm một vài nhân vật do Tổng Bí thư giới thiệu. Tất nhiên, những người ngoài Bộ Chính trị được Tổng Bí thư giới thiệu, thì sẽ bỏ phiếu theo ý của ông Tổng. Việc này làm tăng tiếng nói của Tổng Bí thư trong Đoàn Chủ tịch.
Hiện nay, Tô Lâm đang tấn công Vương Đình Huệ, bằng cách sử dụng lợi thế của bộ máy điều tra trong tay. Cuộc chơi này, Tô Lâm đang giành lợi thế tuyệt đối, vì không ai nắm trong tay vũ khí mạnh như Tô Lâm đang có.
Tuy nhiên, tại Đại hội Đảng, thì lực lượng công an của Tô Lâm chỉ có vai trò bảo vệ an ninh cho Đại hội. Sân chơi lúc đó thuộc về Đoàn Chủ tịch, với tiếng nói của Tổng Bí thư là mạnh nhất. Cộng thêm một số thế lực khác e ngại quyền lực quá lớn của Tô Lâm, nên cũng rất khó để họ dồn phiếu cho Tô Lâm.
Ông Tổng Bí thư vì tin dùng Tô Lâm mà phải trả giá, vậy nên, những người vì tin mà bầu cho Tô Lâm, thì rất có thể, chính họ cũng phải trả giá đắt cho việc chọn Tô Lâm làm Tổng Bí thư kế tiếp.
Với hành động đánh nhanh, diệt gọn, tất cả những trụ do ông Tổng gầy dựng, Tô Lâm dường như đang muốn “đoạt ngôi”, chứ không đơn giản chỉ là muốn dành lợi thế trong kỳ Đại hội Đảng lần thứ 14, sau 20 tháng nữa.
Nếu dự đoán này là đúng, thì rất có thể, sau Vương Đình Huệ sẽ chính là ông Nguyễn Phú Trọng.
Người Cộng sản đoàn kết với nhau chỉ vì quyền lợi. Trước đây, khi Tô Lâm còn là cánh tay đắc lực cho Tổng Bí thư, thì vây quanh ông có rất nhiều nhân vật biết vâng lời. Khi sức mạnh chính trị của ông Tổng không còn, thì người trung thành với ông Tổng, có khi lại là đối tượng để Tô Lâm tấn công. Cho nên, sau khi Tô Lâm loại xong Vương Đình Huệ, thì bên cạnh ông Tổng sẽ không còn ai. Khi đó, cơ hội để Tô Lâm đoạt ngôi sẽ càng rõ ràng hơn.
Hoàng Phúc – Thoibao.de