Sự nghiệp chính trị của ông Võ Văn Thưởng đã chính thức khép lại ở tuổi 54. Tuy nhiên, lý do vì sao ông Thưởng bị bãi chức, thông báo của Ban Chấp hành Trung ương khóa 13, tại phiên họp “bất thường” ngày 20/3, đã không nêu rõ.
Công luận thấy rằng, với những lời lẽ được cho là rất nặng nề trong thông báo trên, nhưng lại không ai hiểu, ông Thưởng đã sai phạm những gì, đến mức bị buộc phải thôi chức, và vì sao Đảng không nói rõ cho dân biết?
Giới quan sát nhận xét rằng, Chủ tịch nước ông Võ Văn Thưởng là một chính khách trẻ, có lý luận, có mối quan hệ “gần gũi” và được đích thân TổngTrọng đào tạo và dìu dắt. Sự thăng tiến của ông Thưởng trong tương lai, có khả năng tiến xa và trở thành người đứng đầu của Đảng, trên cương vị Tổng Bí thư. Nhưng, ông lại đột nhiên “rớt đài”.
Theo đồn đoán, lý do ông Thưởng ngã ngựa liên quan tới một số bê bối về tham nhũng xảy ra từ 12 năm về trước. Điều này đã được nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, từ Học viện Chính trị Đông Nam Á, có trụ sở tại Singapore, xác nhận:
“Các nguồn tin không chính thức nhưng đáng tin cậy cho biết, trong thời gian ông còn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi (2011 – 2014), một người thân của ông Thưởng đã nhận 60 tỷ đồng từ Tập đoàn Phúc Sơn, được cho là [đã hối lộ] cho Thưởng để xây dựng nhà thờ tổ của mình.”
Dù không có bằng chứng xác thực, nhưng công luận và giới thạo tin vẫn cho rằng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm là kẻ đứng sau vụ hạ bệ ông Thưởng. Lý do, ông Tô Lâm muốn đoạt lấy chức Chủ tịch nước, để được hưởng suất “trường hợp đặc biệt” ở lại Đại hội 14, sẽ tổ chức vào tháng 1/2026.
Có ý kiến cho rằng, bất kể Bộ trưởng Công an Tô Lâm là nhân vật “siêu quyền lực” trong bộ máy lãnh đạo Đảng, thì việc ông Tô có thể “diệt” được ông Thưởng là điều không dễ dàng. Bởi đây là một nhân vật gần gũi với ông Trọng.
Hơn nữa, với nguyên tắc lãnh đạo tập thể, thì việc ra đi hay ở của Thưởng phụ thuộc theo đa số phiếu biểu quyết của Bộ Chính trị, mà phe Tổng vẫn chiếm đa số. Điều này cho thấy, dù Tô Lâm có rất muốn trảm ông Thưởng, thì không phải cứ muốn là được!
Đó là lý do, một số người cho rằng, chính Tổng Trọng là người chủ động “diệt” Thưởng! Vì sao?
Việc Võ Văn Thưởng lâu nay vẫn được đánh giá là nhân vật trẻ tuổi, thuộc phái “cấp tiến” được phe Cộng sản miền Nam ủng hộ, là điều có thật. Đồng thời, Thưởng có xu hướng chính trị nghiêng về phương Tây nhiều hơn. Đó là những lý do khiến Ban lãnh đạo Bắc Kinh và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, không hài lòng.
Trong chuyến thăm của ông Thưởng đến Trung Quốc, dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ 3, được tổ chức tại Bắc Kinh, vào tháng 10/2023, ông Thưởng không được chào đón lắm.
Cụ thể, nước chủ nhà Trung Quốc đã bố trí cho ông Thưởng một chỗ đứng không thể “khiêm tốn” hơn, khi để ông đứng ngoài rìa (chỉ còn cách một người) bên trái, trong bức hình lễ khai mạc. Điều đó đã khiến cho có nhiều người cảm thán rằng: Ông Thưởng tham dự Diễn đàn “Một vành đai, một con đường” với tư cách một nhân vật “chầu rìa”, đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩ bóng.
Điều vừa kể phù hợp với việc, trước chuyến đi này của ông Thưởng, công luận và mạng xã hội Việt Nam đánh giá là “lành ít, dữ nhiều”.
Cũng như sau đó, trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Hà Nội vào tháng 12/2023, tại tiệc chiêu đãi “quốc khách” chiều ngày 12/12/2023, Tổng Trọng đã nghẹn ngào khi đọc diễn văn trước Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo đó, Tổng Trọng đã thổ lộ với người đồng cấp Trung Quốc rằng: “Đồng chí Tập Cận Bình còn trẻ hơn tôi nhiều. Nhưng mà tôi thì cũng đã già rồi, rất muốn gửi gắm và trao trách nhiệm cho thế hệ trẻ”.
Theo giới phân tích, sự thổ lộ này đã khiến Tập Cận Bình và lãnh đạo Bắc Kinh không hài lòng.
Trong bối cảnh, Tổng Trọng và Ban lãnh đạo Hà Nội có nhiều chỉ dấu ngả sang phương Tây nhiều hơn, bằng chứng là họ đã nâng cấp quan hệ ngoại giao với hàng loạt các quốc gia như, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc, lên mức cao nhất, là “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”. Điều này khiến Bắc Kinh rất không hài lòng, mà trong đó có những đóng góp to lớn của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.
Đó là lý do, vì sao Tổng Trọng không còn lựa chọn nào khác, buộc phải xử lý ông Thưởng.
Mới đây, ngày 22/3/2024, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Lê Hoài Trung, đã hội kiến với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh, đã khẳng định, Việt Nam khẳng định tăng cường quan hệ mật thiết hơn với việc Trung Quốc, là câu trả lời./.
3 lý do ông Tổng phải trảm V.V Thưởng theo lệnh của Bắc Kinh?