Ngày 1/12, Công an tỉnh Thái Bình cho biết, Cơ quan Điều tra tỉnh này đã đề nghị các tỉnh thành, thống kê danh sách tiếp nhận, kết quả xử lý các văn bản mà ông Lưu Bình Nhưỡng đã gửi, với tư cách Đại biểu Quốc hội (khóa 14, 2016 – 2021) và vai trò Phó ban Dân nguyện Quốc hội.
Cho tới nay, Công an Thái Bình vẫn khăng khăng khẳng định, ông Lưu Bình Nhưỡng dính tới Phạm Minh Cường (tức Cường “Quắt”), về hành vi “Cưỡng đoạt tài sản”. Câu hỏi đặt ra là, những lá đơn mà ông Lưu Bình Nhưỡng đã chuyển đến những nơi cần đến, theo yêu cầu của nhân dân, thì liên quan gì đến hoạt động trấn lột các doanh nghiệp khai thác cát của Cường Quắt? Tội một đường nhưng thu thập bằng chứng một nẻo, điều đó cho thấy, vụ án Lưu Bình Nhưỡng là vụ án mượn một tội danh để triệt hạ một người quá sốt sắng với những bất công, oan khuất của người dân.
Càng ngày càng cho thấy, Công an tỉnh Thái Bình dùng tội danh “Cưỡng đoạt tài sản”, ghép ông Nhưỡng vào với Cường Quắt, chỉ là bình phong. Bởi công an cần phải tìm ra một lý do gì đấy để tóm cho được Lưu Bình Nhưỡng. Sau khi nhốt ông Nhưỡng trong 4 bức tường nhà giam, thì lại điều tra về những lá đơn mà ông từng gửi đi theo nguyện vọng của người dân.
Một người thường có những nhận xét sắc bén về luật pháp, trong một tập thể dốt nát về luật, thì sẽ lạc lõng. Nói đâu xa, chính ông Nguyễn Phú Trọng đã không ngần ngại khi đưa ra quan điểm rằng, quan chức nộp lại tiền tham nhũng thì được tha. Chưa có một nhà nước pháp quyền nào trên thế giới mà hành xử kiểu như vậy.
Chẳng lẽ, bắt được một tên cướp, hắn chỉ cần trả lại tiền thì được tha sao?
Trong khi, quan điểm của ông Lưu Bình Nhưỡng về vấn đề này rất rõ ràng. Ông trả lời VTC News rằng, quan chức có trả lại tiền tham nhũng cũng phải bị trừng phạt nghiêm khắc. Đấy là trừng phạt về hành động ăn cắp hay ăn cướp của người đó, không phải người bị hại không mất tiền thì sẽ không trừng phạt. Dù cho kẻ ăn cắp ăn cướp có trả lại tiền, có khắc phục hậu quả, thì tội ăn cắp vẫn còn đó, chứ không thể xóa bỏ tội danh.
Đây là quan điểm đúng đắn, phù hợp với các nguyên tắc pháp quyền trên thế giới. Phát biểu này của ông Nhưỡng như một cái tát vả vào mặt ông Tổng Bí thư, khiến ông Tổng “nuốt không trôi”. Nếu không có ông Nhưỡng, thì ông Tổng đâu có bị lòi ra “cái dốt” như thế? Cho nên, ông Nhưỡng phải trả giá đắt cũng là có lý do.
Với một người hiểu luật và dám nói thẳng, thì Bộ Chính trị vừa sợ, vừa ghét. Không chỉ ông Nguyễn Phú Trọng, mà cả ông Tô Lâm cũng không ưa gì ông Lưu Bình Nhưỡng. Trên nghị trường, ông Nhưỡng nhiều lần phát biểu động chạm tới ngành công an.
Thực ra, ông Tô Lâm mượn tay Công an Thái Bình để trừng trị ông Nhưỡng mà thôi. Cần Công an tỉnh để ghép ông Nhưỡng vào một tội liên quan đến dân bảo kê, vừa để đánh lạc hướng dư luận, vừa để hạ nhục ông.
Việc cho Công an Thái Bình đi vét hết những lá đơn mà ông Nhưỡng đã gửi, cho thấy, ông Tô Lâm đang sợ những lá thư này, bằng cách nào đấy, có thể lọt vào tay “bọn phản động”, thì lại đỡ không kịp. Viêc bị lộ clip há miệng đớp miếng thịt bò dát vàng là kinh nghiệm xương máu. Cho nên, giờ đây, Tô Lâm cho hốt lại bằng sạch những lá đơn mà ông Nhưỡng từng gửi.
Một người hiểu luật, từng là giảng viên Đại học Luật Hà Nội, ông Nhưỡng đã chứng tỏ, ông là người hiểu biết hơn phần còn lại, gồm những kẻ quyền cao chức trọng với đủ thứ bằng cấp và danh xưng. Do đó, ông Nhưỡng khiến cho bọn người kia vừa hậm hực, vừa lo sợ.
Ắt hẳn, họ sẽ không để yên cho ông. Mà điều đáng sợ là, ông đã làm cho ông Tổng – một con người có tham vọng bước vào “đền thiêng” của Đảng, cùng với ông Hồ, ông Giáp – bị ảnh hưởng đến danh tiếng.
Ý Nhi – Thoibao.de