Trong bối cảnh cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, tranh giành ảnh hưởng trên toàn cầu và khu vực Asian đang căng thẳng, thì việc Việt Nam bất ngờ nâng cấp quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ lên mức đối tác chiến lược toàn diện, chắc chắn sẽ làm cho Nga và Trung Quốc hết sức giận dữ.
Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, để đáp lại chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào cuối năm 2022, đã bị hoãn nhiều lần. Với nhiều lý do khác nhau, ban đầu, chuyến thăm này được hoãn từ cuối tháng 10 sang đầu tháng 11/2023; nhưng rồi, có khả năng sẽ lại hoãn tiếp tới cuối năm 2023.
Mới nhất, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân, ngày 10/11, khi trả lời câu hỏi của các phóng viên tại Bắc Kinh rằng, liệu Chủ tịch Tập Cận Bình có sang thăm Hà Nội hay không, họ Vương nói, ông “không có thông tin gì để cung cấp”.
Đó có thể là chỉ dấu cho việc hoãn chuyến thăm vô thời hạn?
Đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA trong bản tin “Bắc Kinh: Trung Quốc – Việt Nam trao đổi thắn và thân thiện về quan hệ song phương”, cho biết, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã có cuộc hội đàm thẳng thắn và thân thiện với người đồng cấp Việt Nam tại Hà Nội hôm thứ Năm 9/11, về các vấn đề song phương, biên giới, đất liền và hàng hải.
Đó là cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông và Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Minh Vũ. Đáng chú ý, theo một hãng tin quốc tế tiết lộ, cuộc gặp này “… trước đó không được Bắc Kinh tiết lộ, và đến nay cũng không được báo chí nhà nước Việt Nam loan tin”.
Về chuyến thăm của Thứ trưởng Tôn Vệ Đông đến Hà Nội, mới đây Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ cho biết, Trung Quốc và Việt Nam đã đi sâu trao đổi về quan hệ song phương, các vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước, cũng như các vấn đề quốc tế, khu vực, hai bên cùng quan tâm.
Trong khi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân tại Bắc Kinh, cho biết rõ hơn: “… hai bên hoàn toàn khẳng định những nỗ lực chung nhằm duy trì sự ổn định của tình hình hàng hải trong những năm gần đây, tái khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục tăng cường đối thoại và tham vấn cũng như giải quyết thỏa đáng những khác biệt giữa hai bên”.
Theo giới phân tích, một chuyến thăm của một Phó Ngoại trưởng Trung Quốc lại diễn ra trong bí mật, và những trao đổi liên quan tới vấn đề “… tình hình hàng hải trong những năm gần đây, tái khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục tăng cường đối thoại và tham vấn cũng như giải quyết thỏa đáng những khác biệt giữa hai bên”.
Điều này cho thấy, Hồ sơ Biển Đông trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội, đối với Trung Quốc, nó có thể quan trọng hơn việc Việt Nam có những chỉ dấu thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ.
Lâu nay, trong mắt của giới phân tích chính trị quốc tế cũng như ở Việt Nam, đều có chung một nhận định rằng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là một người thân Trung Quốc. Không chỉ vì ông Trọng là người kiên định với Chủ nghĩa Xã hội, mà còn vì Tổng Bí thư Trọng dựa vào Trung Quốc để duy trì quyền lực độc tôn, trong nội bộ những người Cộng sản Việt Nam.
Điển hình, năm 2014 đã xảy ra sự kiện Bắc Kinh đưa giàn khoan HD – 981 vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển gần nhất chỉ 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý. Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng lãnh hải của Việt Nam.
Khi đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, cùng một số Ủy viên Bộ Chính trị, đã đề nghị Tổng Bí thư và tập thể Bộ Chính trị thông qua, cho phép công bố một Nghị quyết về việc Việt Nam phản đối hành động của Bắc Kinh, song không được chấp nhận.
Sau đó, sáng 8/12/2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội, để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, đã khẳng định:
“Các bác thấy vấn đề Biển Đông chúng ta giải quyết như thế có đúng không? Nếu để xảy ra đụng độ gì, thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức Đại hội Đảng được không?”
Thế nhưng, tại sao, thời gian gần đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tập thể ban lãnh đạo Việt Nam lại đẩy mối quan hệ Trung Việt rơi vào tình trạng, “cơm không lành, canh không ngọt” như hiện nay?
Điều đó liên quan gì tới sự xuống dốc của Tổng Bí thư Trọng, và thế đi lên của Thủ tướng Phạm Minh Chính – một phần tử cũng thân Bắc Kinh. Sau Hội nghị Trung ương 8 vừa qua, người ta tin rằng, ông Trọng sẽ buộc phải nghỉ khi kết thúc Đại hội 13?
Câu trả lời là, với sự bành trướng của Tập Cận Bình như hiện nay, nếu Việt Nam không có lập trường kiên quyết bảo vệ chủ quyền Biển Đông, mà vẫn cứ hèn nhát như Tổng Trọng, thì chắc Biển Đông sẽ mất vào tay Bắc Kinh. Nếu như vậy, kể cả khi đã nghỉ hưu, Nguyễn Phú Trọng sẽ không có chỗ chôn xác trên đất Việt Nam, mà có lẽ phải mang xác sang chôn nhờ đất phương Bắc, như ông Hoàng Văn Hoan. Và đến nay, Trọng đã thức tỉnh ra điều đó./.
Trà My – Thoibao.de