Hội nghị Trung ương 8 khóa 13: Vì sao số phận lại mỉm cười với Phạm Minh Chính?

Hội nghị Trung ương 8 sẽ khai mạc tại Hà Nội vào ngày 2/10. Hội nghị Trung ương 8 với trọng tâm bàn về nhân sự cấp cao cho Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 14, đồng thời sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư khóa 13.

Sau đó, Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15 sẽ mạc ngày 23/10, sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Cuối cùng, sẽ biểu quyết thông qua danh sách người được lấy phiếu tín nhiệm.

Những thông tin trên có liên quan gì đến việc Tòa án Quảng Ninh trong tháng 10 sẽ đưa ra xét xử hai vụ án, liên quan đến tập đoàn AIC của bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn?

Cụ thể, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, liên quan đến việc lũng đoạn đấu thầu, đưa và nhận hối lộ 14 tỷ đồng vào ngày 10/10. Sau đó, từ ngày 23 đến ngày 25/10, tiếp tục xét xử vụ án vi phạm quy định đấu thầu, xảy ra tại Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, của bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 15 đồng phạm.

Xin nhắc lại, trước Hội nghị Trung ương 7 (tháng 5/2023), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng hứa với cử tri Hà Nội, “các bác cứ chờ xem, bỏ trốn cũng không trốn được đâu”. Điều mà dư luận cho rằng, ông Trọng bóng gió nhằm tới Nguyễn Thị Thanh Nhàn, em gái “mưa” của Phạm Minh Chính. Cho đến thời điểm này, Tổng Bí thư Trọng đã thất hứa với cử tri, nên ông sẽ không buông tha cho Thủ tướng Chính.

Theo một nguồn thạo tin từ Hà Nội, tiết lộ cho thoibao.de với điều kiện ẩn danh, cho biết, trong 8 ngày trung tuần tháng 9/2023, thực hiện chuyến công tác tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, cùng các hoạt động song phương tại Hoa Kỳ và Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính ở trong một tâm trạng hết sức lo lắng về Hội nghị Trung ương 8, sẽ khai mạc vào đầu tháng 10/2023.

Điều đó hoàn toàn trùng hợp với các ý kiến của giới quan sát ngoại quốc cho rằng, trong chuyến công du, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp gỡ các nhà đầu tư, lãnh đạo các công ty Hoa Kỳ. Tại “Diễn đàn kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ” này, ông Chính đã có những phát biểu thể hiện một lập trường tương đối khó hiểu.

Tới mức, Thủ tướng Chính đã quên mất vai trò của mình trên đất Mỹ, với nhiệm vụ trọng tâm là kêu gọi đầu tư từ các nhà kinh doanh Mỹ, và đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường.

Vậy mà, ông Chính vẫn “kiên định” lập trường: Việt Nam là đất nước có nền dân chủ Xã hội Chủ nghĩa, có nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và một nhà nước pháp quyền cũng Xã hội Chủ nghĩa… Chưa đủ, ông Chính còn nhấn mạnh, giữ vững chính sách quốc phòng “bốn không, một nếu” của Việt Nam.

Theo giới quan sát đánh giá, tuyên bố như thế của Thủ tướng Chính, chỉ nhằm khẳng định lập trường chính trị, nhằm mục đích đối phó với Tổng Bí thư Trọng – người đang ngồi ở Ba Đình và theo dõi sát sao Thủ tướng Chính – không rời nửa bước.

Một câu hỏi đặt ra là, tại sao ông Phạm Minh Chính lại nói ngược đời tại một diễn đàn kinh tế, thương mại và đầu tư, diễn ra trên đất Mỹ? Câu trả lời là, tình hình nội bộ Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam trước Hội nghị Trung ương 8 hết sức căng thẳng.

Đó là lý do khiến ông Chính buộc phải đề phòng, cẩn thận, không bị “lỡ mồm” trên đất Mỹ, để Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không thể lấy cớ bắt lỗi trong Hội nghị Trung ương 8 tới đây. Vì điều đó sẽ liên quan và ảnh hưởng tới việc lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương và Quốc hội sắp tới.

Tuy nhiên, những diễn biến trước Hội nghị Trung ương 8 cho thấy, có lẽ, câu chuyện số phận của Phạm Minh Chính sẽ được xếp xuống hàng thứ yếu. Vì Tổng Trọng cũng đang chịu cảnh “tứ bề thọ địch”. Song, việc có thể sẽ kỷ luật trong Hội nghị Trung ương 8 và sau đó là khởi tố đối với cựu Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến, cũng là đòn mà Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở Phạm Minh Chính phải biết giữ trật tự.

Kết:

Tổng Bí thư Trọng là người đứng đầu, cầm cân nảy mực của Đảng, luôn hứa sẽ công tâm, khách quan, trong lựa chọn nhân sự khóa 13, với các quy trình năm bảy bước khoa học, nhưng liệu rằng ông Trọng sẽ giữ lời hứa hay là tìm mọi cách để đưa cánh hẩu, và gạt bỏ những nhân vật không ăn cánh, như các trường hợp trước đây đã xảy ra và trường hợp Thủ tướng Phạm Minh Chính hiện nay./.

Trà My – Thoibao.de