Link Video: https://youtu.be/Kwqlf3BRUrI
Ngày 30/6, RFA Tiếng Việt có bài phỏng vấn blogger, nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải về tình trạng tra tấn trong nhà tù Việt Nam.
Blogger Điếu Cày cho biết, “Trải qua gần 7 năm ở trong nhà tù, tôi đã bị chuyển đi tới 20 lần, mà qua 11 nhà tù khác nhau ở Việt Nam, từ ở mũi Cà Mau, cho ra tới Vinh, Nghệ An. Ở trong mỗi nhà tù đó, chính quyền lại có một cách thức quản lý riêng, chứ không phải nhà tù nào cũng giống hệt nhau, thế nhưng có một điểm chung…”
“Đó là, ở đa số các nhà tù đều có tình trạng bóc lột sức lao động của tù nhân, cưỡng bức tù nhân lao động rất tàn bạo. Điển hình như là những tù nhân ở trại giam Cái Tàu ở mũi Cà Mau nói rằng, có những đợt họ phải làm thông hai ngày, hai đêm luôn.”
Theo Blogger, có phòng giam ở trại Cái Tàu chỉ là 13m x 6m, có hai tầng sàn, nhưng giam giữ từ 90 cho đến 135 tù nhân. Thường tù nhân phải làm thành cặp, một người nằm ở bên trên, một người nằm ở dưới. Trong khi ở Cà Mau, muỗi kinh khủng.
Có người phải nằm chỗ lối đi, bị ẩm ướt, bị nước bẩn. Rồi phòng giam không có nước. Hãy tưởng tượng hơn một trăm con người mà đi tiêu, đi tiểu, không có nước để giội. Nó nồng nặc lên khủng khiếp, rất kinh khủng!
Blogger kể, trại Cái Tàu bắt tù nhận cạo vỏ điều, một ngày phải làm hơn 3kg cho đến 5kg điều. Nếu sơ sẩy làm bể, làm hao, là tù nhân bị đánh. Ngồi xếp bằng để cạo điều, lâu ngày chân của người tù bị teo đi, có người bị liệt luôn.
Các hình thức tra tấn trong các nhà tù ở Việt Nam thì có nhiều hình thức. Nói chung, Blogger cho hay, đầu tiên bất kỳ một người tù nào mà là bất đồng chính kiến bị bắt, đều bị giam giữ cách ly theo cách là “cưỡng bức mất tích”. Tức là, chính quyền giam giữ mà không tiếp xúc với luật sư, không cho tiếp xúc với gia đình, cắt hết mọi liên lạc với xã hội bên ngoài, tức là, bằng cách như thế, người ta đặt người tù ra bên ngoài sự bảo vệ của pháp luật.
“Rất nhiều trường hợp thường phạm bị tra tấn, bị đánh đập, nhưng với tù chính trị, hay tù nhân lương tâm, họ không tra tấn theo lối đó, nhưng bị giam giữ theo lối “cưỡng bức mất tích”, không ai bên ngoài được tiếp xúc với người tù đó cả.”
Về hình thức tra tấn, Blogger nói, nhiều tù nhân trong quá trình điều tra bị đánh đập, bị tra tấn rất là dữ. Có người bị treo lơ lửng lên để đánh. Có người bị cùm ngồi, không được nằm, đến mức độ, khi ra tù, lưng bị cong đi luôn, không thể thẳng được nữa. Thậm chí, có trường hợp bị bỏ đói.
Blogger cho biết, khi tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam buộc phải ban hành 27 bộ luật, trong đó có Luật về thi hành án hình sự, với những nội dung phù hợp theo cam kết mới với quốc tế. Thế nhưng, chính quyền lại ban hành “Thông tư 37” của Bộ Công an.
Theo Thông tư 37 này, người ta phân loại giam giữ tù nhân bằng tội danh và bằng chấp hành án. Như vậy, những tù nhân lương tâm, tù chính trị, ngay lập tức bị liệt vào một hình thức giam giữ khác, thường là bị giam vào khu an ninh riêng.
Hình thức tra tấn tiếp theo, theo Bolgger, đó là biệt giam, cô lập tù nhân ra khỏi cộng đồng tù nhân ở trong nhà tù, có những người tù đã bị biệt giam rất lâu. Đây là hình thức “nhà tù ở trong nhà tù”.
Blogger cho biết, tù thường phạm, khi đi lao động về, họ có thể ra sân chơi, họ chơi bóng đá hay họ lên căng-tin mua đồ ăn, nhưng tù chính trị, tù nhân lương tâm thì không được phép như vậy.
Vẫn theo Blogger, ở Việt Nam, bộ nào quản lý lĩnh vực gì, thì bộ đó ban hành luật quản lĩnh vực đó, nên chúng ta thấy, từ xây dựng luật đến ban hành thông tư, cuối cùng thì thông tư mới là văn bản “cầm tay chỉ việc”, các công chức nhà nước làm theo thông tư hướng dẫn, chứ không làm theo luật. Đó là vấn đề.
Do đó, sau khi Blogger Điếu Cày ra tù, ông mới làm báo cáo với Tổ chức Ân xá Quốc tế về tình trạng “nhà tù ở trong nhà tù” tại Việt Nam, và báo cáo đó cho đến bây giờ vẫn còn giá trị.
Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Sợi thòng lọng vô hình, Đảng dùng công an làm bàn tay rút dây thít cổ dân?
>>> Đặng Thị Hoàng Yến thành người Mỹ, vườn sau nhà Tư Sang đã an toàn?
>>> Tội phạm lót ổ trong ngành Công an, ông Tổng có truy ông Tô không?
>>> Ông Đặng Lê Nguyên Vũ ví mình là đại bàng, thiên hạ là se sẻ!
Cảnh sát giao thông “diễn tệ”