Năng lực của chính quyền Cộng sản đến đâu thì người dân không xa lạ gì nữa. Từ đại dịch, Chính phủ đã triển khai nhiều gói cứu trợ, nhưng cuối cùng thì bị tắc nghẽn. Tiền gần như không đến được tay người dân. Thực tế đã rõ mồn một, tuy nhiên, với vai trò là người đứng đầu Chính phủ, ông Phạm Minh Chính không biết nơi nào làm nghẽn nguồn tiền cứu trợ đấy. Ông lãnh đạo Chính phủ cứ như “gà mắc tóc”, không biết gỡ rối vấn đề, khai thông dòng tiền trợ cấp.
Dịch bệnh rồi cũng qua, nhưng căn bệnh để nghẽn dòng tiền của Chính phủ vẫn còn đang rất nặng. Năm 2022 là năm đã hết dịch, nhưng nguồn tiền đầu tư công không giải ngân hết, mà vẫn còn nghẽn rất nhiều.
Đến đầu năm 2023, ông Phạm Minh Chính đã lập 5 tổ công tác với 3 Phó Thủ tướng và 2 bộ trưởng. Đó là các ông Trần Lưu Quang, ông Lê Minh Khái và ông Phạm Hồng Hà là 3 Thủ tướng, cùng với 2 ông Bộ trưởng là Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với ông Hồ Đức Phớc là Bộ trưởng Bộ Tài chính, đi dạo khắp nơi để khai thông nguồn vốn bị nghẽn.
Cả 5 ông đã xuất quân thực hiện nhiệm vụ, nhưng rồi câu chuyện cũng không có gì mới. Dòng tiền này bị nghẽn bằng nhiều nút thắt li ti, cho nên 5 ông này không thấy hết để khai thông, mà có thấy thì khai thông cũng không hết, bệnh nghẽn dòng tiền đầu tư công rồi đâu cũng vào đấy. Với thể chế này, với bộ máy này thì không bao giờ thay đổi được gì.
Tiền như là máu của nền kinh tế, nếu nó không được lưu thông thì nền kinh tế Việt Nam xanh xao gầy guộc là điều khó tránh khỏi. Việc để dòng tiền đầu tư công bị nghẽn, chẳng khác nào bệnh “nghẽn động mạnh” trong cơ thể sinh học vậy.
Năm 2023, bệnh “nghẽn động mạch” vẫn không thể nào chữa trị được, thì ông Phạm Minh Chính lại tự làm khó cho mình. Đấy là ông thúc đẩy gói tín dụng 120.000 tỷ để thực hiện dự án 1 triệu căn nhà ở xã hội, mà ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ấp ủ từ năm 2020 đến nay.
Dự án 1 triệu căn nhà ở xã hội của ông Nguyễn Thanh Nghị được xem như là “nhiệm vụ bất khả thi”. Tuy nhiên, Nguyễn Thanh Nghị quyết làm và ông Phạm Minh Chính đã sớm lên tiếng ủng hộ. Ông Chính ủng hộ dự án này và đã cho triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ để giải quyết. Đây có thể nói là hành động tự leo lên lưng cọp của ông Phạm Minh Chính. Bởi dự án này được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước phân tích là một ca vô cùng khó cho ông Phạm Minh Chính. Nếu thất bại, thì những kẻ ngự trên cao quan sát sẽ không bỏ lỡ cơ hội để thịt luôn sự nghiệp chính trị của ông Thủ tướng.
Ông Nguyễn Phú Trọng đang quan sát xem ông Thủ tướng Phạm Minh Chính triển khai gói 120.000 tỷ này ra sao. Đằng sau ông Nguyễn Phú Trọng là ông “đệ tử ruột”, chuyên gia về tài chính Vương Đình Huệ, cũng quan sát tìm “tử huyệt” và báo cáo với ông Tổng.
Ngày 6/4, trang Vietnam + có bài viết “Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Sẵn tiền vẫn khó giải ngân”. Ngày 6/8/2022, báo Tuổi Trẻ cũng có bài viết “Làm nhà ở xã hội: Doanh nghiệp có đất, tiền, nhưng nản vì thủ tục”. Và hầu hết những chuyên gia đều rất dè dặt khi nói về tính khả thi của dự án này. Căn bệnh “nghẽn động mạch” của Chính phủ Việt Nam là căn bệnh kinh niên, cho tới nay vẫn chưa thể giải quyết được.
Vấn đề giải ngân không giải nổi, thì việc ông Phạm Minh Chính bị chính sách nhà ở xã hội của ông Nguyễn Thanh Nghị quật, chỉ là vấn đề thời gian. Lúc đó ông Tổng ở vị thế trên cao, không phải “tọa sơn quan hổ đấu” nữa, mà là “tọa sơn quan hổ thịt” người đang cưỡi trên lưng nó, khi nhào đầu xuống đất. Một dự án rầm rộ, tuy nhiên, đấy chỉ là bản tính quen thuộc của chính quyền Cộng sản, khua chiêng khua trống những ngày đầu, rồi sau đó lại bỏ dùi thôi.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link thma khảo:
https://www.vietnamplus.vn/goi-tin-dung-120000-ty-dong-san-tien-van-kho-giai-ngan/855728.vnp