Cuộc chơi của VinFast ra thị trường thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, bài toán tồn tại cho VinFast đã khó, chứ nói gì đến bài toán phát triển. Có hai hướng lớn để phát triển cho VinFast, đó là sắp xếp nguồn vốn và xây dựng thương hiệu. Chỉ cần làm kém một trong hai thì không thể phát triển được, chứ nói gì cả hai.
VinFast được thành lập năm 2017, lúc mà Vinhomes đang làm ra rất nhiều tiền cho VinGroup. Tuy nhiên, ông Phạm Nhật Vượng dường như đã không nghĩ rằng thị trường bất động sản ở Việt Nam vốn là kém bền vững. Có thể năm hay Vinhomes hái ra tiền, nhưng năm sau lại khó khăn không chừng.
Ngành công nghiệp ô tô là ngành sản xuất, nếu nó trụ được trên thị trường thì nó là một ngành đem lại lợi nhuận cao. Nhiều hãng ô tô nổi tiếng trên thế giới đã phát triển trên trăm năm, trẻ lắm cũng là 60 năm. Các hãng xe Hàn Quốc được cho là sinh sau đẻ muộn so với các hãng ô tô tại Âu châu, nhưng nó cũng là trụ cột cho nền kinh tế Hàn Quốc từ nhiều thập kỷ qua.
Còn VinFast thì bao lâu? Chỉ mới 6 năm, một tuổi đời quá trẻ so với các hãng ô tô khác.
Hãng Tesla cũng là một hãng trẻ, tuy nhiên, nếu xét về lĩnh vực ô tô điện thì hãng này thuộc hàng tiên phong. Hãng này xây dựng sức mạnh dựa trên hai trụ cột, đó là nguồn vốn và thương hiệu. Họ đã làm tốt cả hai yếu tố này, và hiện nay, Tesla xuất xưởng hàng triệu xe mỗi năm, một con số vô cùng lớn.
Trở lại bài toán chuyển hướng từ bất động sản sang ô tô công nghệ, công bằng mà nói, việc chuyển hướng này là đúng. Bởi bất động sản vốn không bền vững và sản xuất ra sản phẩm cho xã hội mới là hướng tạo dựng nền tảng vững chắc.
Tuy nhiên, ông Phạm Nhật Vượng làm doanh nghiệp thành công ở Ukraine và ở Việt Nam, không có nghĩa là ông sẽ thành công ở Mỹ. Ukraine thuộc loại thị trường dễ tính và sản phẩm của ông Vượng ở Ukraine chỉ là sản phẩm tiêu dùng đơn giản, không phải công nghệ phức tạp. Còn ở Việt Nam, ông Vượng có thể dùng tiền để mua đứt chính quyền, vì thế mà Vinhomes mới lớn mạnh, nhanh chóng trở thành doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Việt Nam.
Với việc tung sản phẩm ra thị trường Mỹ, ông Phạm Nhật vượng đã phơi bày yếu huyệt không thể chữa trị. Đó là văn hóa hối lộ, đó là quảng cáo láo xạo, đó là bỏ phế mảng chất lượng sản phẩm. Và thực tế, VinFast chưa nở đã tàn trên đất Mỹ.
Việc một doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trên đất Mỹ làm thu hút báo chí thời gian đầu. Tuy nhiên, đến giữa năm 2022 thì Công ty mẹ của VinFast bắt đầu đuối vốn. Một phần do thị trường bất động sản ảm đạm, hàng tồn kho lớn, đuối một phần nữa là vì bị VinFast đốt tiền bạo quá.
Từ năm 2017 đến nay đã 6 năm, vậy mà VinFast vẫn còn là em bé chưa thể sinh lời cho VinGroup đồng nào. Vinhomes đã gánh cho VinFast 5 năm và giờ đây Vinhomes tỏ ra đuối. Có thể nói, khó khăn về tài chính hiện nay thực sự là cơn “động đất” của VinGroup. Những thành viên mọc trên VinGroup, trong đó có VinFast đang lắc lư dữ dội.
Ngày 17/3, hãng tin Reuters cho biết, ba lãnh đạo cấp cao phụ trách bán hàng, marketing và phục vụ khách hàng vừa nghỉ việc. Gareth Dunsmore, Phó Giám đốc phụ trách bán hàng và marketing toàn cầu của hãng, đã nghỉ việc vì “lý do cá nhân và hãng tôn trọng quyết định này”.
Hai lãnh đạo khác ở thị trường Mỹ là Gregh Tebbutt, Trưởng ban marketing, và Craig Westbrook, Trưởng ban phục vụ khách hàng. Cả hai người đều nghỉ vì “những thay đổi trong mô hình quản lý và các yêu cầu kinh doanh cụ thể”, thông báo của VinFast viết.
Theo đánh giá của giới phân tích cho rằng, sở dĩ các lãnh đạo tháo chạy là bởi sức ép. Vừa buộc phải có doanh thu, vừa thiếu tiền cho phát triển thương hiệu, vừa áp chiến lược phát triển thương hiệu một cách duy ý chí, nên bị phản tác dụng. Nói chung là các sếp của VinFast đang nhìn thấy tòa nhà VinFast lắc lư quá mạnh và họ tìm cách tháo chạy trước. Xem ra, VinFast khó sống thọ trên thương trường.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)