Báo chí quốc tế hiện nay đang có đánh giá rằng, chiến dịch đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng đang đẩy Đảng Cộng sản Việt Nam thiên về Nga và Tàu. Việc loại trừ ông Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đều là hai ông Tây học, điều này cho thấy, xu hướng của ông Trọng muốn trong lớp lãnh đạo Trung ương của Đảng Cộng sản, không còn những “mùi vị”phương Tây trong đó. Bản thân ông Nguyễn Phú Trọng thì thắt chặt quan hệ với ông Tập Cận Bình là điều không thể bàn cãi.
Trước khi ông Nguyễn Xuân Phúc bị truất phế, ông Phúc đã đi thăm nhiều nước Đông Nam Á và thăm 2 nước Đông Á gần Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhìn những hành động dưới cương vị là Chủ tịch nước của ông Nguyễn Xuân Phúc thì không khó để nhận ra, ông Phúc cũng là một người muốn tăng cường kết nối với những quốc gia tư bản.
Theo thông tin chúng tôi nhận được, ông Nguyễn Phú Trọng cũng đang nhắm vào ghế Thủ tướng Chính phủ, như ông đã từng nhắm vào ghế Chủ tịch nước mà đánh. Ông Phạm Minh Chính hiện cũng có tư tưởng gần giống với ông Nguyễn Xuân Phúc, biểu hiện ở việc ngay sau khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ông Phạm Minh Chính đã bắt tay vào một cuộc ngoại giao chớp nhoáng với 2 ngước giàu có trong khối Đông Nam Á, đó là Singapore và Brunei.
Cuộc gặp của ông với người đồng cấp Singapore Lý Hiển Long đã dẫn đến một thỏa thuận thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực xanh và kỹ thuật số với chính quyền thành phố, vốn là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu của Việt Nam trong ba năm qua. Ông Thủ tướng Việt Nam cũng đã mời Thủ tướng Lý Hiển Long thăm Việt Nam trong năm nay.
Sau đó, ông Chính tiếp đón Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, bà Katherine Tai tại Hà Nội vào ngày 13-14/2. Hai bên đã thảo luận các vấn đề liên quan đến Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF), một sáng kiến thương mại do Hoa Kỳ dẫn đầu, không bao gồm Trung Quốc. Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập của khuôn khổ.
Như vậy, so với ông Nguyễn Xuân Phúc thì ông Phạm Minh Chính tiến sát hơn với nhóm Phương Tây. Ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ “rón rén” thăm các đồng minh của Mỹ ở Đông Á, ông Phạm Minh Chính thì gặp trực tiếp đại diện của phía Mỹ. Mọi động tĩnh của Hà Nội với Washington đều được Bắc Kinh theo dõi sát sao, không rời mắt. Nếu để phe Chính phủ tiến gần hơn với phía Mỹ, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ gặp áp lực không nhỏ từ Bắc Kinh.
Một người thạo tin nhận xét với Thoibao.de rằng, Chính phủ chịu trách nhiệm về sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Nếu để kinh tế đất nước rơi vào khủng hoảng thì người chịu trách nhiệm cao nhất là ông Thủ tướng Phạm Minh Chính. Muốn cho kinh tế nước nhà phát triển thì ông Phạm Minh Chính buộc phải kết nối với phía Mỹ. Những kết nối này tốt cho nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, Bắc Kinh thì không an tâm với sự kết nối này. Bởi Bắc Kinh sợ rằng, phe Chính phủ có móc nối với Mỹ, thì về mặt chính trị, Việt Nam sẽ rời xa quỹ đạo của Bắc Kinh. Vì thế, có “cho vàng” ông Phạm Minh Chính cũng không dám tiến xa hơn trong mối quan hệ với Washington. Tuy nhiên, dù là quan hệ làm ăn kinh tế, Bắc Kinh vẫn không hài lòng.
Ông Nguyễn Phú Trọng chỉ trung thành với học thuyết lạc hậu Mác Lê Nin, trung thành với các chế độ Cộng sản độc tài, ngoài ra, ông không đủ hiểu về tầm quan trọng của nền kinh tế, nên ông cũng không đánh giá đúng mực mối quan hệ của Chính phủ với phía Hoa Kỳ. Mà không hiểu, không đủ khả năng kiểm soát, thì cấm. Vì thế, việc ông Phạm Minh Chính dù là kết nối để giải quyết vấn đề kinh tế đất nước, ông Nguyễn Phú Trọng cũng không thể an tâm.
Thế của ông Phạm Minh Chính không thể “hòa thuận” với ông Tổng Bí thư được rồi, bởi ông Phạm Minh Chính có mối quan hệ đặc biệt với thế lực của Nguyễn Tấn Dũng. Ngoài ra, ông Chính chịu trách nhiệm về sinh mạng của nền kinh tế, ông Chính không thể không kết nối với phía Mỹ, dù là hạn chế. Thế đã cài, sự mâu thuẫn ngấm ngầm giữa ông Thủ tướng và ông Tổng Bí thư là không thể hóa giải.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo:
https://asia.nikkei.com/Politics/How-viable-is-Vietnam-as-a-friend-shoring-destination