Quan hệ Việt – Mỹ sẽ tiến triển ra sao trong thời gian tới

Những biến động trên chính trường Việt Nam, nhất là sau sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng đi Bắc Kinh “triều kiến” và việc phế truất Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh mới đây, khiến cho giới quan sát đặt câu hỏi: Quan hệ Việt – Mỹ có bị ảnh hưởng bởi những sự kiện này hay không? Và mối quan hệ song phương Việt – Mỹ sẽ tiến triển ra sao trong thời gian tới?

Bài báo trên RFA bình về ảnh hưởng của vụ loại bỏ ông Phạm Bình Minh đối với quan hệ Việt – Mỹ

Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam luôn coi thị trường Mỹ là nơi để bòn rút đô la, nhưng lại vẫn luôn coi Mỹ là kẻ thù, dù 2 nước đã bình thường hóa quan hệ 27 năm, và trở thành “đối tác toàn diện” được 10 năm. Nhưng với Trung Quốc, cũng từng là một cựu thù, thì chính quyền Việt Nam lại coi như “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, là “bạn vàng 4 tốt”.

Tuy nhiên, người dân thì ngược lại. Tuy không có khảo sát, nhưng sẽ không ngoa nếu nói rằng, ít nhất có trên 90% dân Việt ghét Trung Quốc và có cảm tình với Mỹ. Hình ảnh Trung Quốc trong ấn tượng của người Việt là sự hung hăng trên Biển Đông, là hóa chất độc hại, là lừa đảo, cưỡng bức, buôn người… Câu chuyện người dân kiên quyết phản đối vacxin Trung Quốc là một ví dụ điển hình của mức độ không tin tưởng vào sản phẩm có nguồn gốc Trung Quốc của người Việt.

Hình ảnh của Mỹ lại gắn liền với những sản phẩm chất lượng cao, độ tin cậy cao và môi trường giáo dục mà người Việt nào cũng mơ ước được đưa con em mình tới đó.

Quan hệ ngoại giao giữa Việt – Trung từng trải qua những giai đoạn thăng trầm, từng lạnh lẽo và từng nồng ấm. Sự lạnh lẽo hay nồng ấm tất nhiên có chịu ảnh hưởng từ quan điểm của người lãnh đạo.

Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Phạm Bình Minh thời còn “nồng ấm”

Trong giai đoạn 1978-1979, lãnh đạo Đảng khi đó là ông Lê Duẩn, là một người kiên quyết chống Tàu, vì vậy đã nổ ra cuộc chiến Biên giới phía Bắc vào năm 1979. Giai đoạn này, Việt Nam và Trung Quốc coi nhau như kẻ thù không đội trời chung. Nhưng vào năm 1990, trước nguy cơ mất Đảng do làn sóng sụp đổ của khối Đông Âu Xã hội Chủ nghĩa, Nguyễn Văn Linh hèn kém lại quay sang ôm chân Tàu, kéo Việt Nam về một thời kỳ mà ông Nguyễn Cơ Thạch gọi là thời “Bắc thuộc mới rất nguy hiểm”. Những gì diễn ra trong hơn 3 thập kỷ qua đã chứng minh lời ông Thạch nói.

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng là người thân Tàu. Điều này ai cũng biết. Tuy nhiên, từ sau chuyến “triều kiến” của ông Trọng vào cuối tháng 10/2022, mức độ lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc càng sâu hơn. Với 13 văn kiện được ký kết trong chuyến thăm này, giờ đây, Việt Nam sẽ không được phép “nói” hay “làm” gì phật ý đàn anh.

Sau chuyến “triều kiến” này, ông Trọng liền ra tay loại bỏ ông Phạm Bình Minh – người con trai của ông Nguyễn Cơ Thạch – người có tư tưởng chống Tàu và thân Tây từ rất sớm. Nhiều người quan sát chính trị cho rằng, việc buộc trách nhiệm cho ông Minh về “chuyến bay giải cứu” chỉ là cái cớ để phế truất ông, cho dù ông Minh không dám thể hiện tư tưởng chống Tàu rõ ràng như người cha của ông.

Bài báo trên BBC bình về quan hệ Việt – Mỹ

Những người quan sát theo quan điểm này cho rằng, có 3 lý do để Đảng loại bỏ ông Phạm Bình Minh. Đó là: 1. Cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng sản đã đến hồi quyết liệt, loại bỏ ông Minh để đưa vào người của phe cánh mạnh trong Đảng; 2. Ông Minh là một người được đào tạo từ phương Tây, dù ít hay nhiều thì ông cũng mang quan điểm, tư tưởng phương Tây, và đây là cái gai trong mắt người lãnh đạo bảo thủ thân Tàu như ông Trọng; 3. Sức ép từ “đàn anh” khiến tiến trình loại bỏ được xúc tiến nhanh hơn.

Câu hỏi đặt ra là, việc Đảng loại bỏ ông Phạm Bình Minh có ảnh hưởng đến quan hệ Việt – Mỹ không? Có lẽ có, nhưng không ảnh hưởng quá lớn.

Việt Nam cần Mỹ để phát triển kinh tế và e ngại phản ứng của người dân nên sẽ không từ bỏ mối quan hệ này. Nhưng Việt Nam e ngại mất lòng Trung Quốc và e ngại phải giải trình về hồ sơ nhân quyền, cho nên cũng sẽ không tiến thêm những bước đi khiến quan hệ song phương thân cận hơn. Mỹ dù có khó chịu về thái độ lập lờ 2 mặt của Việt Nam, nhưng vì vị trí chiến lược của Việt Nam tại Biển Đông và vai trò quan trọng trong cạnh tranh Mỹ – Trung, nên cũng sẽ không từ bỏ Việt Nam.

Có lẽ, mối quan hệ Việt – Mỹ vẫn duy trì ở mức “đối tác toàn diện” hiện tại.

 

Hoàng Anh – thoibao (Tổng hợp)