Link Video: https://youtu.be/XuPa8xVl3hM
Ngày 1 Tháng Mười Một, báo chí Cộng sản cho biết, Bộ công an đã xử lý người được cho là đã tung tin sai về thị trường chứng khoán. Đó là Nguyễn Xuân Lượng ở huyện Chương Mỹ và Bùi Tiến Dũng huyện Thanh Oai, TP Hà Nội. Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục An ninh Kinh tế Bộ Công an đã phải vất vả truy tìm người xử để trấn an dư luận.
Gần đây có 2 vụ tin đồn làm chấn động mạng xã hội, tin đồn về tỷ phú Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch Hội đồng Quảng trị Novaland và tin đồn về ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh. Đặc biệt là tin đồn về ông Phạm Nhật Vượng.
Từ đầu Thảng Bảy, ông Phạm Nhật Vượng đã bị đồn là bị cấm xuất cảnh. Ngay sau đó là Bộ Công an phải lên tiếng đính chính và tiến hàng bắt bớ. Tuy nhiên, người dân vẫn muốn thấy hình ảng ông Vượng ở nước ngoài hơn là lời lẽ của Bộ Công an. Phía Vin Group và Bộ Công an vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu này.
Đến Tháng Mười, thông tin về ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh lại bùng phát tiếp, với hình ảnh xe cảnh sát 113 trước cổng Vin Group, và sau đó là tin đồn ông Vượng bị cấm xuất cảnh bùng phát dữ dội. Lần này ông Tô Ân Xô lại lên mặt báo đính chính. Tuy nhiên, lần đính chính thứ nhì của ông Xô không thể dập tắt được tin đồn và cuối cùng thông tin về ông Vượng đi nước ngoài cũng được công bố. Có thể nói thông qua báo chí, chính quyền Cộng sản đã làm hết sức mình để dập tắt dư luận. Nhưng liệu thông tin có bị dập tắt hay không?
Từ Bộ công xác định thông tin dân cũng không tin. Bộ công an cho bắt người tung tin làm dân càng nghi ngờ rồi thông tin ông Vượng đi Nhật được tung lên báo, người dân lại càng nghi vấn hơn. Vì sao nhiều lần chính quyền cộng sản cố tình dập tắt tin đồn nhưng tin đồn lại cùng càng mạnh như vậy?
Phân tích về vụ ông Phạm Nhật Vượng đi Nhật thì lòi ra nhiều nghi ngờ thêm. Bức ông Vượng ký kết đấy không có một căn cứ nào cho thấy ông Vượng đã đến Osaka Nhật Bản. Trên bàn ký hợp đồng, có những lẵng hoa rất dim dúa mang phong cách rất Việt Nam. Bởi Nhật Bản như Phương Tây, họ không thích màu mè hoa lá cành. Hình ảnh về ông ông Vượng đi Nhật quá ít, điều đó cho thấy báo chí đang đưa tin không rõ ràng. Mà một khi không rõ ràng thì không thể nào dập tắt được tin đồn.
Tin đồn nổi lên là dựa vào tình trạng mơ hồ, thiếu thông tin. Để trị được tin đồn thì chỉ có thể là thông tin đầy đủ, rõ ràng và minh bạch. Tuy nhiên, báo chí nhà nước và Bộ Công an thì cứ đưa tin như có điều gì giấu giếm. Đó là lý do chính quyền càng dập tin đồn càng bùng phát.
Có nhận xét khá thú vị rằng, Chính quyền Cộng Sản thường hay dùng xăng chữa lửa. Bởi vì trong tay họ không có gì ngoài xăng. Minh bạch là kẻ thù của chế độ Cộng sản. Nếu họ minh bạch tất cả thì Đảng Cộng sản đã không tồn tại tới ngày nay. Việc chính quyền Cộng sản dùng thông tin thiếu minh bạch dập tắt tin đồn thì nói cho cùng họ cũng đang sử dụng những công cụ mà họ đang có trên tay.
Việc ông Phạm Nhật Vượng ký biên bản ghi nhớ với CATL nếu có nhiều ảnh tư liệu thì tại sao chỉ dùng một tấm ảnh này? Việc quay clip hay chụp ảnh là một công việc đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Vậy tại sao lại sử dụng một tấm ảnh thống nhất ở các trang báo? Cho nên dấu ấn có chỉ đạo trong vấn đề đưa tin rất rõ. Biết đâu, những tấm ảnh kia đều là căn cứ mà người dân phát hiện ra ông Vượng không đến Nhật thì làm sao dập tắt được tin đồn?
Thực ra việc bác tin đồn này không cần đến báo chí hay công an, chính Vin Group cũng có thể làm được mà sao Vin Group không làm? Phải chăng họ không có những bằng chứng thuyết phục để chứng minh? Vì thế nên càng dập tắt, tin đồn càng bùng phát dữ dội là thế.
Trân Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Bà Phương Hằng mua tự do chục tỷ hay Phan Văn Mãi làm tiền?
>>> Những chiếc xe “ma” nào “đưa” những đại gia vào tù? Anh Dũng, Mỹ Lan, Văn Quyết và ai nữa?
>>> Trịnh Văn Quyết “ra sân”, Bùi Thành Nhơn xanh mặt vì đang bị “dự bị”!
Hậu chuyến đi Trung Quốc, ông Trọng dự tính đánh lớn?