Link Video: https://youtu.be/QliQeoPynRM
Tình hình thiếu xăng dầu đang ngày một lan rộng. Bộ Công Thương đã làm gì trong thời gian qua mà để dân phải khổ sở như vậy? Người chịu trách nhiệm cho cảnh hỗn loạn này không ai khác là ông Nguyễn Hồng Duyên, Bộ trưởng Bộ Công Thương. Đây là sự thất bại của của ông bộ trưởng, ông Nguyễn Phú Trọng cần phải xem xét xử lý nghiêm trường hợp này.
Ông Nguyễn Hồng Diên có bằng cấp rất hoành tráng, cử nhân lịch sử, cử nhân kinh tế, Tiến sĩ quản lý hành chính công. Tuy nhiên, ông Duyên đã cho thấy ông không có khả năng quản lý Bộ Công thương, Bộ lớn của Chính Phủ.
Liên quan tình trạng khan hiếm xăng dầu diễn ra tại một số tỉnh, thành phía Nam, ông Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, công tác quản lý doanh nghiệp đầu mối, doanh nghiệp phân phối và doanh nghiệp bán lẻ thuộc về trách nhiệm của Bộ Công Thương.
Phía Bộ tài Chính cho biết, ngày 7 Tháng Mười Bộ Tài chính cũng đã có văn bản trả lời Bộ Công Thương về việc tăng chi phí định mức trong giá cơ sở xăng dầu. Trong đó, Bộ Tài chính kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đảm bảo nguồn cung trong nước trong mọi tình huống. Đồng thời, nghiên cứu phương án giảm trích lập và kết hợp sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu (nếu cần thiết) để việc điều chỉnh trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến cảng không tác động đến giá cơ sở xăng dầu kỳ điều hành.
Như vậy ông Hồ Đức Phớc đã nhanh nhảu đổ cho ông Nguyễn Hồng Diên. Ông Hồ Đức Phớc nói rằng: “Bộ Tài chính có trách nhiệm trong việc ban hành chi phí định mức đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu và tham mưu cho Chính phủ để trình Quốc hội các khoản thuế phí đối với xăng dầu”.
Được biết, hiện nay, Việt Nam có đến 36 doanh nghiệp đầu mối và 500 doanh nghiệp phân phối. Vậy mà Bộ Công thương vẫn để thiếu xăng dầu thì không thể hiểu được. Hiện nay báo chí đang có xu hướng đổ lỗi cho các đại lý bán lẻ xăng dầu ghim hàng chờ tăng giá nhưng thực tế, một số chủ cửa hàng xăng dầu cho Thoibao.de biết rằng, họ không dám ghim hàng vì nếu cơ quan kiểm tra chức năng phát hiện, họ sẽ bị phạt và thậm chí bị tước giấy phép kinh doanh. Vì thế không ai dại dột mà ém hàng chờ giá lên lúc này. Các đại lý bán lẻ xăng dầu đang thiếu hàng thật sự. Còn tại sao thiếu thì đấy là vấn đề của các doanh nghiệp nhà nước.
Phía Bộ Công thương cho biết, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương đã gởi công văn gửi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương và lực lượng chức năng tăng cường việc kiểm tra, giám sát toàn bộ hệ thống thương nhân kinh doanh xăng dầu ở tất cả các loại hình (thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, tổng đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ, đại lý bán lẻ xăng dầu). Yêu cầu các đơn vị hoạt động đúng với nội dung ghi trên Giấy xác nhận đủ điều kiện, thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu trên địa bàn.
Tuy nhiên, công văn là công văn, tình trạng thiếu xăng dầu làm náo loạn thị trường vẫn cứ diễn ra. Đièu này cho thấy, Bộ Công thương làm việc tắc trách rất rõ. Cho dù có chuyển hàng trăm công văn mà việc không chạy cũng là tắc trách, còn không chuyển công văn nào mà xăng dầu không thiếu là làm việc hiệu quả.
Theo một cây bút có tiếng trên mạng xã hội cho biết thì với tình hình hiện nay, an ninh năng lượng cho nền kinh tế đang bị đe dọa nghiêm trọng. Việc thiếu xăng dầu cho đời sống dân sinh và thiếu xăng dầu cho cách ngành kinh tế là điều tồi tệ hơn rất nhiều điều tồi tệ khác về khủng hoảng kinh tế.
Hiện nay Việt Nam có vẻ như đang dẫm lên vết xe đổ của Sri Lanka. Hy vọng là Việt Nam sẽ không như quốc gia Nam Á này, nếu để xảy ra thì người dân sẽ là những người nhận lấy hậu quả chứ không phải quan chức chính quyền.
Phạm Hưng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Trương Mỹ Lan sụm, trùm Novaland – Bùi Thành Nhơn đang hốt hoảng tháo chạy?
>>> Số phận ông Phúc ông Minh ra sao? Trước khi bão đến “trời yên biển lặng”?
>>> Nguyễn Văn Thể “tèo”! Đường đến “Juventus” chưa bao giờ gần đến thế
Mất an ninh năng lượng, xã hội Việt Nam náo loạn, chuyện gì đang xảy ra?