Link Video: https://youtu.be/oYQh2oNznUY
Hội nghị Trung ương là kỳ họp 6 tháng một lần, nếu có vấn đề bất thường thì có những kỳ họp xem kẽ để giải quyết. Đây là kỳ họp quy tụ toàn bộ các Trung ương đảng và không thể thiếu các Ủy viên Bộ Chính Trị, đây mới là kỳ họp chính quyết định kết quả của kỳ họp Quốc hội sau đó. Hay nói đúng hơn đây là kỳ họp sắp xếp nội dung cho Quốc hội gật như thế nào.
Kỳ hội nghị Trung ương được báo chí đưa lên mặt báo rầm rộ với những kế hoạch về kinh tế ngắn hạn và dài hạn. Những đổi thay trong điều lệ đảng nếu có. Nhìn bề ngoài trông có vẻ đây chỉ là một cuộc họp thông thường để bàn “chuyện quốc gia đại sự”, tuy nhiên ẩn sau bề mặt “quốc gia đại sự” ấy là chuyện “chức tước đại sự”. Hay nói theo cách nói dân dã thì đấy là kỳ ăn chia ngắn hạn. Ngắn hạn ở đây là 6 tháng, còn dài hạn là 5 năm, khi kỳ đại hội Đảng diễn ra thì đó là kỳ ăn chia dài hạn.
Ngày 3 Tháng Mười Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc tại Hà Nội. Theo những gì báo chí nhà nước loan tin thì kỳ họp này sẽ kéo dài trong một tuần làm việc, Trung ương thảo luận và quyết định nhiều vấn đề quan trọng.
Nội dung của kỳ họp này là những Đề án vô nghĩa tốn tiền dân như: “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”. Nào là tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc gia, lấy ý kiến các tỉnh ủy, thành ủy và nhiều cuộc tọa đàm chuyên sâu để lấy ý kiến rộng rãi. Nào là ổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị”; Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Rồi đề án án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” gồm: Đánh giá kết quả thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa; về nội hàm, bản chất của công nghiệp hóa, đề xuất khái quát về mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đề xuất khung tiêu chí đánh giá kết quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đề xuất quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn, nhiệm vụ, giải pháp về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Những đề án như vậy được Đảng Cộng Sản họp đi họp lại và nhắc đi nhắc lại khoảng 30 năm qua, nhưng hầu như mọi kết quả đều thất bại. Những nội dung đấy không quan trọng mà quan trọng là những trận kịch chiến sau đó. Thời gian hội nghị kéo dài đến một tuần cho thấy có những vấn đề lớn cần giải quyết mà báo chí không tiện nói ra.
Vụ án Việt Á, vụ Chuyến bay giải cứu, vụ án AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, vụ án Tân Hoàng Minh vv… là những vụ án lớn đang được ông Tô Lâm cho đẩy mạnh điều tra trong những tháng qua để cung cấp cho ông Tổng bí thư một thứ công cụ lợi hại để triệt hạ đối thủ. Vụ án Việt Á liên quan đến người nhà ông Chủ tịch nước, liên quan đến trách nhiệm của ông Thủ tướng. Vụ AIC vi phạm những gói thầu trong ngành y tế có liên quan đến số phận của ông Thủ tướng.
Sau hơn 2 phần ba thế kỷ ông Hồ Chí Minh nêu khẩu hiệu “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” nhưng cuối cùng hiện nay Đảng Cộng Sản họp nhau sống mái nhau mỗi kỳ 6 tháng. Tham nhũng tràn lan, tham nhũng thu hút các quan chức phải đấu nhau để giành miếng ăn và hiện nay người dân đã chứng kiến lò ông Nguyễn Phú Trọng cháy quá lâu mà càng đốt tham nhũng càng bùng phát. Vì thế lò ông Trọng không có ý nghĩa về diệt tham nhũng mà chỉ là dùng để đấu nhau giành ăn trên chính trường. Đảng Cộng Sản hiện nay nội bộ đang bất ổn.
Trân Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Xuất hiện nhân tố mới quyết chiến giành ghế Nguyễn Văn Thể. Phe Thủ tướng thất thế?
>>> Quân cờ ông Chính bị dí, giải vây ra sao?
>>> So gà: Nguyễn Văn Thắng và Văn Sơn. Nếu Thắng thắng, sẽ là một “Đào Hồng Lan” thứ nhì
Nếu thành công, ông Tô được giải an ủi, ông Huệ được “vietlott”