Link Video: https://youtu.be/Ef3QMW8T7hw
Cho đến nay, cuộc chạy đua vào ghế Tổng bí thư vẫn đang hơn thua nhau từng chút. Ông Vương Đình Huệ tuy là nắm ghế Chủ tịch Quốc hội không mấy thực quyền nhưng trên đường đua với ông Thủ tướng, ông Chủ tịch Quốc hội vẫn đang nhỉnh hơn vì là người của ông Tổng bao nhiêu năm nay.
Như có lần Thoibao.de phân tích, ông Thủ tướng Phạm Minh chính có rộng đường lựa chọn cho cuộc chạy đua này, phương á A là ghế Tổng bí thư, nếu không nắm được ghế Tổng Bí thư thì ông Thủ tướng có thể lựa chọn phương án B là tại vị ghế Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ nữa. Người tiền nhiệm cũng là người đàn anh của ông Phạm Minh Chính là Nguyễn Tấn Dũng cũng tại vị được nhiệm kỳ thứ hai mặc dù ông Dũng lúc đó mang tai tiếng tham nhũng rất nặng nề.
Phương án B của ông Phạm Minh Chính quả là không tồi thật, tuy nhiên nếu kịch bản ông Vương Đình Huệ làm Tổng Bí thư mà ông Phạm Minh Chính làm thủ tướng thì ông Chính sẽ bị quần cho tơi tả chứ không dễ như hiện nay.
Thực ra ông Trọng có quyền lực rất lớn nhưng ông là người lý luận về học thuyết chính trị cổ hũ. Về mặt kinh tế, ông Tổng Trọng gần như mù tịt, và dù cho các chuyên gia có giải thích gì đi chăn nữa thì không dễ để ông Trọng tiếp thu được. Kiến thức về kinh tế cần con người có trình độ cơ bản nào đấy mới tiếp thu, còn rỗng tuếch về kiến thức kinh tế thì dù có thuê chuyên gia giỏi ông cũng không hiểu. Và vì không hiểu nên việc soi những sai phạm của ông Thủ cũng chỉ giới hạn ở Điều lệ Đảng mà thôi.
Hiện nay ông Nguyễn Phú Trọng chỉ buộc tội các bại tướng dưới tay ông một cách chung chung như, vi phạm nguyên tắc tạp trung dân chủ vv… Ông Tổng bí thư sẽ không khai thác vấn đề sai phạm của ông Thủ trong điều hành chính sách kinh tế.
Giả sử ông Huệ lên làm Tổng bí thư, thì lúc đó ông sẽ soi chính sách kinh tế mà ông Thủ tướng ban ra kỹ hơn. Hiện nay đang là Chủ tịch Quốc hội nhưng ông Huệ hay đá lộn sân sang Chính phủ. Đặc biệt là vấn đề tài chính tiền tệ. Hầu như những hoạt động của Bộ Tài Chính đều không qua mặt được ông Vương Đình Huệ. May mà ông Huệ là Chủ tịch Quốc hội, chỉ có thể chọc ngoáy vào vấn đề của Chính Phủ mà không thể buộc tội hoặc chế tài ông Thủ tướng.
Hiện nay ông Huệ dựa vào ông Tổng mới cân bằng quyền lực với ông Thủ tướng, tuy nhiên nếu lên làm Tổng bí thư, ông Huệ sẽ không còn là thế yếu nữa mà ông ở thế trên dù không cần phải dựa vào ai. Khi đó Vương Đình Huệ quan tâm đến các chính sách của Chính Phủ thì ông Huệ cũng có thể đưa nó vào những báo cáo trình Bộ Chính Trị buộc tội ông Thủ được.
Như vậy, ông Phạm Minh Chính chạy đua với Vương Đình Huệ giành chức Tổng bí thư không những để thỏa mãn tham vọng quyền lực mà còn để tránh “hậu hoạn” khi mà ông Phạm Minh Chính dưới quyền một ông có trình độ kinh tế còn tốt hơn cả ông Thủ tướng.
Thực tế cho thấy, nếu Tổng Bí Thư mà kiểm soát được Thủ tướng thì thế lực Tổng Bí thư là xem như tuyệt đối. Thời ông Nông Đức Mạnh, vì không kiểm soát được Thủ tướng mà Tổng Bí Thư như bù nhìn, tuy nhiên, đến đời ông Nguyễn Phú Trọng, ông đấu cho Nguyễn Tấn Dũng rơi khỏi Bộ Chính Trị thì xem như không còn ai có thể thách thức ông Tổng được nữa.
Giữa ông Chủ tịch Quốc hội và ông Thủ tướng có nhiều món nợ mà có lẽ ông Vương Đình Huệ cần phải làm gì để đòi lại một cách sòng phẳng. Đại hội 13 đầu năm 2021, ông Vương Đình Huệ đã thua ông Phạm Minh Chính trên đường đua, và ông Huệ có thể đòi lại “cả vốn lẫn lời” khi mà ông Huệ chiếm ghế Tổng Bí thư thành công. Khi đứng ở ghế Tổng, thì cứ mỗi lần hội nghị Trung ương thì ông Huệ mới có thể quần ông Thủ tướng cho “ra bã”. Ông Huệ chỉ còn một cơ hội duy nhất để đòi nợ, liệu ông có thành công hay không thì hãy chờ xem.
Lưu Ly – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> “Già gân” Tổng đang gân, bao giờ ông “đứt gân”?
>>> Một cái bẫy ông Chính giăng ra cho Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế?
>>> Vượng Vin bí đường, chạy đâu cho thoát?
Đinh Văn Nơi chơi rắn, tuyên bố chỉ bỏ tù không phạt hành chính. Quảng Ninh, khối kẻ run!