Link Video: https://youtu.be/jQPTLf-o4_U
Vụ Việt Á đã làm lan đến Bộ y tế, Bộ Khoa học – Công nghệ, Bộ Tài Chính. Vụ chuyến bay giải cứu liên quan đến Bộ ngoại giao, Bộ Giapo Thông Vận Tải, Bộ y tế và văn phòng chính phủ. Ngoài ra Bộ Công an cũng dính đến vụ tiêu cực này. Điều đặc biệt là báo chí khi nhắc đến những quan chức thuộc Cục quản lý xuất nhập cảnh đều né tránh cấp hàm của các ông này. Đó là: Đại tá Trần Văn Dự – cựu Phó cục trưởng Cục quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an; Vũ Sỹ Cường cựu cán bộ Cục quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an; Vũ Anh Tuấn cũng là cựu cán bộ Cục quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an.
Việc báo chí né tránh chỉ nêu cáp hàm của các sỹ quan công an Nhân dân dính đến chuyến bay giải cứu theo chúng tối được biết là có tác động của người đứng đầu Bộ Công An. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên Giáo Trung ương đã có chỉ đạo báo chí phải làm nhẹ mức độ nghiêm trọng của các quan chức thuộc Bộ Công an.
Nhiều người đặt câu hỏi rằng, tại sao ông Bộ trưởng Công an Tô Lâm lại có chỉ đạo như vậy? Giả sử như, nếu có quan chức dưới quyền sai phạm mà ông Tô Lâm cho nói thẳng không tránh né, cho bắt bớ không ngần ngại, và cho báo chí nêu cấp hàm và chức vụ một cách minh bạch và công khai thì không ai nghi ngờ ông Bộ trưởng mà thậm chí ông còn được tiếng thơm chí côn vô tư nữa là khác. Đằng này ông cho ép giấu một cách thiếu trong sáng làm người dân càng nghi ngờ hơn.
Thông thường, khi bị khám xét gần nơi cất giữ bí mật thì người chủ rất hay mất bình tĩnh, hay phản ứng thái quá làm người ta nghi ngờ thì trong trường hợp ông Tô Lâm cũng vậy, việc liên quan của quan chức thuộc Cục Quản lý Xuất nhập cảnh trong vụ án chuyến bay giải cứu làm nhiều người nghi ngờ cơ quan này.
Được biết liên quan đến hộ chiếu tím than không có nơi sinh cũng là sai phạm thuộc về Cục quản lý Xuất Nhập Cảnh. Lần sai phạm này tuy chưa có quan chức nào trong Cục này bị bắt như vụ chuyến bay giải cứu nhưng lần này ông Tô Lâm lại ra mặt bảo vệ sai phạm của Cục Quản Lý Xuất nhâp cảng tới cùng. Đây là hành động được nhiều người đánh giá là thiếu khôn ngoan của ông Bộ trưởng. Vì cách hành xử như vậy chẳng khác nào tự thú theo kiểu “lạy ông tôi ở bụi này”, hay cũng na ná như ý nghĩa câu nói “chưa đánh mà khai”.
Sai phạm lần thứ nhất của Cục quản lý xuất nhập cảnh, ông Tô Lâm tác động ban Tuyên Giáo cho ém hết cấp hàm sỹ quan công an dính chàm, đến sai phạm lần hai của cục này ông Bộ trưởng Tô Lâm lại ra mặt bảo vệ. Chính vì thế người ta nghi ngờ Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh Bộ Công an đang ẩn chứa những vấn đề gì đấy mà có thể ảnh hưởng đến uy tín của ông Bộ trưởng Tô Lâm.
Vụ bắt cóc người ở Đức vào năm 2017 không thể nào không liên quan đến Cục quản lý Xuất nhập cảnh. Giấy tờ của những người bắt cóc được Tô Lâm chỉ đạo cho cơ quan này cấp giấy tờ chứ không ai khác. Nói chung, bất kể Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ mờ ám gì đèu được người đứng đầu Bộ Công an chỉ đạo phải cấp. Vì thế sẽ không có chuyện các lãnh đạo cục này tự ý làm sai mà là làm có chỉ đạo.
Một số nhà phân tích cho rằng Cục Quản lý Xuất nhập cảnh là ổ phạm tội, nó chứa nhiều chỉ đạo sai trái từ cấp trên. Vụ rút nơi sinh ra khỏi tấm hộ chiếu màu tím than là hành động ém các địa phương bị nước ngoài liệt vào danh sách đen không cho nhập cảnh. Mục đích là giúp các quan địa phương có thành tích tốt, tuy nhiên, chính hành động này là giúp những kẻ có ý đồ định cư trái phép tại các nước trên thế giới.
Ông Tổng đã thanh lọc mọi ngành thì cũng cần thanh lọc thật kỹ Bộ Công an. Ông cần xem xét thật kỹ Cục quản lý Xuất nhập cảnh hơn nữa, bởi nơi đây là đầu mối của nhiều sai phạm trong những ngày gần đây.
Mai Hạnh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Có 2 nhân vật chỉ có thể bị vờn mà không được “thịt”, Vượng Vin là một, còn lại là ai?
>>> “Tiến sĩ giấy” Nguyễn Hòa Bình bị quật
Báo động! Ông Chính “chiếm” quân ủy Trung ương. Ông Tổng “trốn” nơi nao?