Link Video: https://youtu.be/sI-DLDIoLjc
Đảng ra chủ trương, nhà nước quản lý. Mà cơ quan thay mặt nhà nước quản lý và điều hành đất nước theo Chủ trương của chính phủ. Ngoại trừ các Bộ trưởng là Ủy viên Bộ Chính Trị ra thì các Bộ trưởng còn lại đều là do thủ tướng đề cử và quốc hộ bỏ phiếu thông qua.
Đấy là hình thức, còn về bản chất thì ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu bên Ban Bí Thư thọc tay vào các Bộ trong Chính phủ là không hiếm. Còn nhớ trước đây, ông Vương Đình Huệ làm Bộ trưởng Bộ tài chính dưới chính phủ ông Nguyễn Tấn Dũng nhưng ông Huệ lại có mối quan hệ rất gần với ông Nguyễn Phú Trọng.
Những bộ trưởng sai phạm bao giờ người chịu trách nhiệm cũng là cấp trên của Bộ trưởng, tức là thủ tướng. Chính vì dựa vào lý do đó, mà bất kỳ bộ trưởng nào từ phe Nguyễn Phú Trọng bỏ sang phe Phạm Minh Chính đều phải bị trừng trị. Hoặc phe thủ tướng mà dám thách thức hay coi thường ông Tổng đều phải bị trừng trị.
Ông Nguyễn Thanh Long và ông Chu Ngọc Anh xét về cấp hàm là ngang nhau, cũng là Ủy viên Trung ương Đảng. Tuy nhiên chiếc ghế Chu Ngọc Anh giá trị hơn vì ghế này đứng đầu một địa phương mạnh nhất nhì đất nước. Bộ Y tế là Bộ trung bình, không thể sánh ngang hàng với chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành Phố Hà Nội được. Như vậy, ông Nguyễn Thanh Long không thể nào sai khiến Chu Ngọc Anh, hoặc lội kéo Chu Ngọc Anh cũng khó, bởi Chu Ngọc Anh ở cửa trên.
Xét về cấp hàm bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ trước đây thì ông Chu Ngọc Anh cũng hơn Nguyễn Thanh Long. Vì khi đó, ông Chu Ngọc Anh là Bộ trưởng còn Nguyễn Thanh Long chỉ là thứ trưởng. Vậy nên, không có lý do nào để bảo rằng, ông Nguyễn Thanh Long sai bảo Chu Ngọc Anh hỗ trợ cho ông ta được. Với tư cách là Bộ trưởng, người mà có thể sai bảo được Chu Ngọc Anh chính là thủ tướng. Đó là Phạm Minh Chính.
Theo lý mà nói, ông Phạm Minh Chính là người chịu trách nhiệm chính trong vai trò chống dịch. Bộ Y tế, Bộ khoa Học Công Nghệ chịu sự phân công phân nhiệm của ông Phạm Minh Chính. Vì thế khi để xảy ra sai phạm ở hai bộ này thì ông Phạm Minh Chính là người chịu trách nhiệm cao nhất. Tuy nhiên cho tới bây giờ, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ tấn công đến cấp bộ trưởng mà không thể nào tấn công đến cấp cao hơn.
Hiện tại, ông Phạm Minh Chính đã kéo Tô Lâm về phe ông để củng cố lực lượng. Tuy nhiên, ông Tô Lâm là người thức thời, bên nào mạnh thì ngã bên đó. Nếu thấy Nguyễn Phú Trọng còn quá mạnh thì chưa chắc gì Tô Lâm nghe Phạm Minh Chính. Tuy nhiên, dù sao ông Phạm Minh Chính cũng đã làm được một phần là làm cho Tô Lâm phải phân vân chứ không còn tuyệt đối trung thành với Nguyễn Phú Trọng.
Đánh mạnh vào Bộ Y tế và Bộ Khoa học Công nghệ là ông Trọng đang muốn tấn công vào Phạm Minh Chính rồi. Tuy nhiên, thế và lực Phạm Minh Chính hiện nay không hề thua ông Nguyễn Phú Trọng. Vì thế mà ông Trọng vẫn chưa dám động chạm gì Phạm Minh Chính được.
Ở thượng tầng Đảng Cộng Sản, cứ mỗi lần muốn triệt hạ đối thủ thì hay triệt hạ vây cánh trước. Đây là cách để làm suy yếu đối phương, nếu thấy đối phương suy sụp thì tấn công tiếp, còn đối phương quá mạnh thì bỏ cuộc. Ông Trọng cũng từng làm thế với Nguyễn Tấn Dũng và Lê Thanh Hải. Ông Trọng bắt Trần Bắc Hà, Đinh La Thăng là nhắm vào Nguyễn Tấn Dũng, nhưng thấy Nguyễn Tấn Dũng vẫn sừng sững nên thôi. Tấn công vào Lê Thanh Hải cũng thế, bắt Tất Thành Cang và bắt luôn Lê Tấn Hùng – em ruột Lê Thanh Hải. Tuy nhiên, ông Trọng vấp phải đối thủ cứng cựa quá nên ông thôi.
Hiện nay ông Trọng đang làm điều tương tự đối với Phạm Minh Chính, tuy nhiên Phạm Minh Chính rất cứng cựa nên Nguyễn Phú Trọng lại co vòi. Sau vụ Việt Á, nếu không làm gì được Phạm Minh Chính thì ông Chính sẽ mạnh lên, và không sớm thì muộn cũng soán ngôi Nguyễn Phú Trọng.
Lê Hoàng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Bật mí trò đào thoát ngoạn mục của người kế nhiệm ông Chu Ngọc Anh
>>> Khôn 3 năm dại 1 giờ! Phạm Công Tạc “xẻ” được bao nhiêu trong 19 tỷ liên quan đến Việt Á?
>>> Chuyện không thể đùa, chiếc ghế “mạt vận” sau khi Chu Ngọc Anh bỏ lại, ai tiếp theo?
Quật Chu Ngọc Anh trước, quật đàn em Chu sau, ông Trọng đang đổi chiến thuật với ý đồ gì?