Link Video: https://youtu.be/CFVyKmniQuc
Chuyến đi Mỹ của Thủ Tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ – ASEAN đã được báo chí nhà nước dệt gấm thêu hoa thành chuyến đi thăm và làm việc ở Mỹ dù sao cũng được người dân lóe lên hy vọng nhen nhóm về bước đột phá nào đó trong quan hệ hai nước.
Tác giả Gió Bấc có bài bình luận đăng trên Blog RFA với tựa đề “Chân thành, lòng tin và trách nhiệm …. mẹ nó, sợ gì!”
Càng theo dõi thông tin lại càng thất vọng dù báo chí Nhà nước đã hết sức lộn ngược lăn nghiêng tăng phần long trọng cho chuyến đi như khách Thủ tướng “tiếp” Bộ trưởng Ngoại giao chủ nhà hay từ bữa tiệc tối ngoại giao của Tổng thống Biden nặn ra thông tin ảo là Tổng thống Biden tiếp riêng Thủ tướng Phạm Minh Chính…
Giữa biển thông tin nhốn nháo nhưng tẻ nhạt ấy, bỗng đâu sét đánh ngang tai, trang web Bộ Ngoại giao Mỹ xuất hiện đoạn clip ngắn ngủi “mẹ nó! sợ gì!” làm dư luận nổ tung, Cuộc trò chuyện thân mật “mẹ nó! sợ gì!” trong nội bộ đoàn ngoại giao của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại trụ sở Bộ Ngoại Giao Mỹ là sự kiện đột phá đỉnh cao giữa những đỉnh cao chói lọi của nền ngoại giao cây tre bách chiến bách thắng của “Đảng ta”.
Dù quá hiểu nhưng nhiều người vẫn bất ngờ sững sờ trước cách ứng xử nói năng vô học lại được biểu hiện bằng giọng điệu thái độ kiêu hãnh mù quáng, tràng cười hả hả như vừa trải qua một “chiến thắng” tầm cỡ Mậu Thân, Quảng Trị hay An Lộc.
Trên mạng xã hội và trong quán cà phê hay ngay cả trong không khí gia đình người ta đã trích dẫn câu nói này để nhắc nhở nhau, dạy dỗ con cháu về cách ăn nói xưng hô sao cho phải phép.
Giáo sư Nguyễn Tuấn đã điềm đạm lý giải một cách khoa học về bản chất của hiện tượng này trên trang Facebook cá nhân. “Cái câu mà cư dân mạng đang bàn tán xôn xao là “Mẹ nó, sợ gì”. Mệnh đề này chỉ là cách chửi chung chung thôi, nhưng đằng sau nó có thể là một ‘Freudian slip’. Freudian slip có nghĩa là một phát biểu thiếu kiểm soát được thốt ra trong một thời điểm ngẫu nhiên, nhưng Freud tin rằng một phát biểu như thế có liên quan đến tiềm thức.
Cái mệnh đề có thể liên quan đến tiềm thức ở đây là “Sợ gì”. Bề ngoài thì mệnh đề đó khẳng định là không sợ cái kẻ mà người phát biểu chửi là ‘Mẹ nó’. Nhưng trong tiềm thức thì có lẽ là sợ, hay nếu không sợ thì cũng đáng gờm.
Bởi nếu quả thật không sợ hay không đáng gờm thì nó đâu có thể xuất hiện trong câu nói. Có thể là do phức cảm tự ti và gắn gương làm kê bề trên.
Cái ‘Freudian slip’ đó còn thể hiện một sự đối nghịch. Bề ngoài thì có thể cười cười nói nói như bạn bè với nhau, nhưng trong tiềm thức thì xem người đối diện như kẻ thù.
Không kẻ thù thì cũng không phải là bạn bè thật sự, không phải gia đình ta. Nói cách khác, cử chỉ cười nói có thể hiểu như là đóng kịch mà thôi. Đóng kịch thì không thể là “be yourself”, và như vậy là đối tác không đáng tin cậy.”
Giáo sư Tuấn khẳng định truyền thống văn hóa ứng xử xưng hô của người Việt rất lịch sự tôn trọng nhau dù là bất đồng chính kiến ở hai trận tuyến một một một còn như Tổng đốc Hoàng Cao Khải với lãnh tụ kháng chiến Phan Đình Phùng hay bất đồng về văn hóa như Trần Trọng Kim với Phan Khôi vẫn có cách gọi nhau rất hòa nhã. Cách văng tục mẹ nó, gọi nhau thằng Diệm, thằng Thiệu, Thằng Giôn-xơn là du nhập từ Trung Cộng.
Không chỉ Phạm Minh Chính văng tục mẹ nó mà đám quần thần cũng hùa theo cùng giọng điệu. Bộ trưởng Công an Tô Lâm khi đề cập đến cựu Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump là ông Matthew Pottinger đã gọi ông này là “thằng”.
Một thuộc hạ của Chính còn nịnh tung tóe “Mình nói nó mãi nó cũng phải ngại”. Phạm Minh Chính hể hả thể hiện sự độ lượng, kiềm chế đã không dạy dỗ hết ý hết lời “Mình có thêm một ý nhưng nói chi cho nó dài dòng. Như tôi với các ông ngày xưa nói mãi mới tìm được tiếng nói chung. Nhưng mà thôi nó loãng vấn đề”
Không riêng Phạm Minh Chính thái độ hai mặt, ứng xử trịch thượng bằng những tiểu xảo xách mé bất nhã trong các nghi thức ngoại giao đã diễn ra liên tục, xuyên suốt qua nhiều nhiệm kỳ lãnh đạo, nhiều cuộc giao tiếp Việt Mỹ đã thành truyền thống.
Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ngay sau khi rời Mỹ đã đi thăm Cuba, một quốc gia cộng sản đang bị Mỹ cấm vận huênh hoang tuyên bố “Việt Nam Cuba là hai anh em cùng canh giữ hòa bình thế giới”.
“Chân thành, lòng tin và trách nhiệm vì một thế giới tốt đẹp hơn” là thông điệp mà Thủ tướng anh minh Phạm Minh Chính thể hiện trong bài diễn văn viết sẵn đọc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS trong khuôn khổ chuyến đi dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN – Hoa Kỳ. Bài diễn văn này được báo chí Việt Nam đồng loạt trân trọng đăng nguyên văn.
Thông điệp này được lặp lại nhiều lần trong các cuộc gặp khác của chuyến đi như là nội dung cốt lõi, lập trường, thái độ Việt Nam trong quan hệ Việt Mỹ và bang giao quốc tế.
Trong bối cảnh Tàu Cộng bành trướng quân sự hóa biển Đông thành ao nhà, Việt Nam như cá nằm trên thớt, chủ quyền Biển Đông bị lấn át, không thể bảo vệ đối tác thăm dò khai thác dầu khí theo hợp đồng, ngư dân – những cột mốc sống ở biển Đông bị Tàu Cộng tha hồ bắn giết thì Phạm Minh Chính vẫn dày mặt giương cờ trắng bốn không hô hào đường lối ngoại giao độc lập tự chủ.
Né tránh sự thật, uyển ngữ ngôn từ với an nguy đất nước, dân tộc như vậy chân thành, lòng tin và trách nhiệm của Phạm Minh Chính và đảng cầm quyền nằm ở đâu?
Thái An – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Trong tù, Nguyễn Đức Chung đang chờ người kế nhiệm. Chu Ngọc Anh thoát đằng trời?
Đồng Tháp có biến, Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Thị Kim Tiến đang run chờ đến lượt?