Link Video: https://youtu.be/vHyWKmyV9AA
Hãng nghiên cứu và phân tích Economist Intelligence Unit hôm 10 tháng 2 công bố báo cáo Chỉ số Dân chủ năm 2021, trong đó Việt Nam được xếp vào nhóm nước có thể chế toàn trị.
Hãng này đánh giá mức độ dân chủ của một quốc gia dựa trên năm yếu tố, bao gồm bầu cử, sự hiệu quả của chính quyền, tỉ lệ tham gia chính trị, văn hoá chính trị, và quyền tự do cá nhân.
Các quốc gia trên thế giới được chia ra làm bốn nhóm ứng với mức độ dân chủ.
Xếp trên nhất là nhóm nước dân chủ hoàn thiện, thứ hai là nhóm nước dân chủ khiếm khuyết, thứ ba là dân chủ lai tạp, và cuối cùng là nhóm các nước toàn trị.
Kể từ khi báo cáo Chỉ số Dân chủ được thực hiện từ năm 2006 tới nay thì Việt Nam luôn luôn được xếp vào nhóm nước không có dân chủ, tuy nhiên, về mặt thứ hạng thì lại có chuyển biến.
Nếu như trong năm 2006, Việt Nam đứng thứ 145 trên tổng số 167 quốc gia và vùng lãnh thổ về mức độ dân chủ, thì trong năm 2021 thứ hạng của Việt Nam đã có chút cải thiện khi leo lên vị trí 131.
Thế nhưng, điều này có thể được lý giải rằng do tình hình dân chủ ở nhiều quốc gia khác đã thụt lùi nghiêm trọng, đơn cử như Venezuela và Cambodia- hai nước đứng trên Việt Nam hồi năm 2006 nhưng do xảy ra khủng hoảng chính trị trong những năm gần đây nên đã bị tụt hạng.
Bình luận về thứ hạng của Việt Nam trong báo cáo này, ông Nguyễn Tiến Trung, nhà theo dõi và bình luận chính trị, gửi cho RFA quan điểm qua ông qua ứng dụng nhắn tin:
“Sau khi đọc báo cáo của EIU, tôi thấy đây là một nghiên cứu rất công phu và có tính tổng quát cao. Các tiêu chuẩn để đánh giá một nền dân chủ rất đầy đủ và rõ ràng.
Việc Việt Nam tiếp tục được xếp vào nhóm các nước toàn trị không có gì ngạc nhiên vì bao nhiêu năm nay vẫn thế.
Nhìn vào tiêu chuẩn xếp hạng thì thấy không thấy có điểm sáng nào ở Việt Nam.”
Ông cũng chỉ ra vấn đề ở cả năm lĩnh vực được cơ quan nghiên cứu dựa vào nhằm đưa ra chỉ số dân chủ ở Việt Nam.
Như không có bầu cử tự do, chính phủ tham nhũng, người dân không có quyền tham gia chính trị, các chiến dịch đàn áp của chính quyền dẫn tới văn hoá chính trị không phát triển, và quyền công dân bị xâm phạm nghiêm trọng.
Trong năm 2021, chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các cuộc bắt vớ và xét xử những người bất đồng chính kiến.
Theo thống kê của Đài Á châu Tự do thì trong năm 2021 đã có khoảng 40 người bị bắt trong các vụ án có yếu tố chính trị.
Từ Cộng hoà Liên bang Đức, luật sư Nguyễn Văn Đài, người sáng lập Hội Anh em Dân chủ thì cho rằng việc Việt Nam được xếp thứ 131 trên tổng số 167 quốc gia và khu vực về mức độ dân chủ vẫn còn là cao, ông nói:
“Theo quan điểm của tôi thì Việt Nam sẽ phải đứng một trong mười nước đội sổ về các nền dân chủ ở trên thế giới.”
Lý do mà ông đưa ra là:
“Chúng ta đều biết rồi, dân chủ tức là người dân có quyền làm chủ đất nước thông qua cái lá phiếu của mình, bằng cách là lựa chọn cái đảng cầm quyền và người lãnh đạo đất nước thông qua các cuộc bầu cử tự do, công bằng, có sự tham gia của nhiều đảng phái chính trị. Đấy gọi là cái cơ bản nhất của nền dân chủ.
Thế thì Việt Nam chưa bao giờ có đa đảng, mà chưa có đa đảng thì chắc chắn là chưa có dân chủ rồi.”
Trên bình diện thế giới, các quốc gia Châu Âu chiếm đa số trong nhóm các nước dân chủ hoàn hiện, với 12 nước lọt vào thứ hạng này. Trong đó có Na Uy là nước được đánh giá là dân chủ nhất thế giới.
Trong khi đó, Hoa Kỳ được cho là nước có nền dân chủ khiếm khuyết, khi chỉ xếp hạng 26 trên tổng số 167.
Ở khu vực Châu Á thì bất ngờ nằm ở việc Đài Loan ngoi lên trở thành nền dân chủ hoàn thiện nhất, xếp trên cả Nhật Bản lẫn Hàn Quốc. Hòn đảo này cũng đứng thứ 8 thế giới về mức độ dân chủ.
Việt Nam bị xếp trong nhóm các nước toàn trị bao gồm: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Myanmar, Bắc Triều Tiên, Cuba, Venezuela…
Việt Nam trở thành ‘nhà tù’ lớn thứ 3 thế giới đối với tự do báo chí
Việc Việt Nam kết án tù thêm hàng chục nhà báo trong năm 2021 khiến quốc gia Đông Nam Á trở thành “nhà tù” lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Myanmar
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) ghi nhận con số lớn nhất từ trước tới nay những người viết báo đang bị cầm tù trên toàn cầu.
Thống kê hàng năm mới được RSF công bố cho biết một con số kỷ lục các nhà báo – 488, trong đó có 60 phụ nữ – đang bị giam giữ trong các nhà tù trên toàn thế giới, trong khi 65 người khác đang bị bắt giữ làm con tin tính đến giữa tháng 12 vừa qua.
Theo tổ chức chuyên vận động cho tự do báo chí, độc lập và đa nguyên trên toàn cầu, những nhà báo này bị bỏ tù và bị bắt giữ chỉ vì họ làm công việc của mình và con số này tăng hơn 20% so với cùng thời gian này năm trước đó, chủ yếu do các vụ trấn áp đối với báo chí ở Myanmar, Belarus và Hong Kong.
Với 43 nhà báo bị giam cầm sau xong sắt, Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc, với 127 người, và Myanmar, với 53 người hoạt động báo chí đang thụ án tù. Năm ngoái, Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước bỏ tù nhà báo nhiều nhất – sau Trung Quốc, Ả-rập Xê-út và Ai Cập – với 28 người.
“Chưa bao giờ có nhiều nhà báo và các blogger vì lợi ích cộng đồng phải ngồi tù như lúc này (ở Việt Nam),” Trưởng ban châu Á-Thái Bình Dương của RSF, Daniel Bastard, nhận định với VOA. “Việt Nam là nhà tù lớn thứ 3 của thế giới đối với các nhà báo, ngay sau các chế độ chuyên quyền như Trung Quốc của Tập (Cận Bình) và Myanmar do chính quyền quân nhân cai trị.”
Con số thống kê số lượng nhà báo đang bị giam cầm của Việt Nam được đưa ra trước khi Toà án Nhân dân TP Hà Nội xét xử nhà báo tự do Lê Trọng Hùng và tuyên phạt người thường phơi bày vấn nạn tham nhũng trong nước 5 tù vì “tuyên truyền chống nhà nước” hôm 31/12.
Trước đó trong tháng, bốn nhà bất đồng chính kiến, trong đó có nhà báo nổi danh Phạm Đoan Trang, cũng đã bị đưa ra xét xử và nhận các bản án từ 6 đến 10 năm tù.
Theo RSF, Việt Nam nằm trong số những quốc gia bỏ tù nhiều nhà báo nữ, bên cạnh Belarus – nước giam giữ nhiều nhà báo nữ hơn nam – cùng Myanmar và Iran.
Số lượng nhà báo nữ được RSF thống kê nhiều hơn bao giờ hết và chiếm 12.3% tổng số những người làm báo bị bỏ tù, tăng gần gấp đôi so với 4 năm trước đây. Trung Quốc cũng là nước giam giữ nhiều nhà báo nữ nhất với 19 người.
Thống kê của tổ chức có trụ sở ở Paris cho thấy hiện có bốn nhà báo nữ đang bị giam cầm ở Việt Nam, trong đó có bà Trang, người từng được RSF trao giải Tự do Báo chí hạng mục Tầm ảnh hưởng. Nữ nhà báo bất đồng chính kiến được quốc tế công nhận vì sự đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam bị kết án 9 năm tù hôm 14/12.
Trước đó trong năm 2021, Việt Nam cũng đã đưa ra xét xử một loạt các nhà báo, trong đó có Hội Nhà báo Độc lập vào tháng 1 và Nhóm Báo Sạch vào tháng 10.
Ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc Lập và blogger của VOA, là một trong số 2 nhà báo duy nhất trên thế giới, theo thống kê của RSF, bị tuyên án nặng nhất với 15 năm tù trong năm 2021. Theo RSF, việc ông Dũng lập ra Hội Nhà báo Độc lập “là một sự bất thường trong một đất nước mà tất cả các phương tiện truyền thông được cho là phải tuân theo đường lối của Ban Tuyên giáo” và án tù nặng cho nhà báo Phạm Chí Dũng cho thấy “lập trường cứng rắn hơn của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản hiện tại ở Hà Nội.”
“Tình hình tự do báo chí ở Việt Nam hiếm khi tồi tệ như hiện tại trong lịch sử đương đại ở đây,” ông Bastard nói và cho rằng chính phủ Việt Nam tăng cường trấn áp các nhà báo bất đồng chính kiến trong năm qua một phần do sự làm ngơ của cộng đồng quốc tế.
“Rõ ràng là các ràng buộc thương mại đã che khuất khiến nhiều chính phủ phương Tây không tính đến việc thẳng tay đàn áp tự do báo chí ở Việt Nam hiện nay cũng như sự độc quyền hoá bộ máy hành chính của những người trung thành với Đảng Cộng sản do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cầm đầu,” ông Barstard nói và kêu gọi các chính phủ ở châu Âu và Bắc Mỹ “có các biện pháp nghiêm túc và áp đặt các biện pháp trừng phạt có mục tiêu” chống lại các đảng viên Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm về cuộc đàn áp các nhà báo bất đồng chính kiến.
Hoàng Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)
Triệu lời CẢM ƠN!
Hàng triệu người đã xem tin tức và các chương trình của chúng tôi. Ngày càng có nhiều người lựa chọn ủng hộ chúng tôi. Bởi vì cần có một tiếng nói độc lập, phản biện trên các phương tiện truyền thông cho Việt Nam.
Với sự ủng hộ của các bạn, sẽ giúp cho mọi người truy cập thoibao.de miễn phí. Bởi vì chúng tôi xem báo chí không chỉ là sản phẩm truyền thông, mà còn là hoạt động có ích cho cộng đồng.
Đã có hàng chục triệu lượt người mỗi tháng không phải trả bất kỳ khoản nào để xem tin tức trên thoibao.de, nhưng các bạn cũng biết, để có báo chí chất lượng thì chúng tôi phải đầu tư rất nhiều. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần sự hỗ trợ từ các bạn và người những ủng hộ.
1/ Qua Paypal, Visa, Mastercard, America Experess, Sepa Lastschrift:
2/ Qua chuyển khoản ngân hàng:
Tên tài khoản: Thoibao.de
IBAN: DE36 1005 0000 0190 636319
SWIFT: BELADEBE
Địa chỉ: Berliner Sparkasse, Ostseestr. 109, 10409 Berlin, Germany
Khi tài trợ hay chuyển khoản, các bạn ghi dòng chữ: Ủng hộ thoibao.de
Trân trọng cám ơn
Lê Trung Khoa – TBT Thoibao.de. E-Mail: info@thoibao.de Viber / WhatsApp / Telegram / Signal : +49 170 2363084
>>> Quan điểm về ‘bản sao Angkor Wat’ ở Đà Nẵng mà Campuchia đòi điều tra
>>> Việt Nam bắt giữ người từng được xem là ‘anh hùng môi trường’
>>> Con trai cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn: “Chúng ta cùng hỏi nhân dân!”
Mất bao lâu và ăn gì để phục hồi sau khi mắc Covid?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT