Vụ nhà báo Phạm Đoan Trang: Chính phủ Việt Nam có thể bị chất vấn trước Hội đồng nhân quyền

Link Video: https://youtu.be/AnsL1JAiZP0

Ngày 25/10/2021, Nhóm làm việc của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về Giam giữ Tùy tiện đã công bố một bản thông cáo bày tỏ quan điểm đối với vụ việc của nhà báo – nhà hoạt động Phạm Đoan Trang.

Theo đó, sau khi xem xét thông tin được cung cấp từ các bên, bao gồm phản ánh của những người vận động cho Đoan Trang và phản hồi từ chính quyền Việt Nam, các chuyên gia trong Nhóm làm việc kết luận việc chính quyền bắt giam Phạm Đoan Trang được xếp vào hành động giam giữ tùy tiện, vi phạm các chuẩn mực và công ước quốc tế mà Việt Nam là một quốc gia thành viên.

Bản thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho nhà báo – nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, bồi thường cho các tổn thất của cô và điều tra về trách nhiệm của những người đã tiến hành việc bắt giam tùy tiện Đoan Trang.

Nhóm làm việc về Giam giữ Tùy tiện là một tập hợp các chuyên gia độc lập làm việc cho Hội đồng Nhân quyền.

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là một cơ quan liên chính phủ, có trách nhiệm cổ xúy và bảo vệ các giá trị nhân quyền khắp thế giới, đồng thời xem xét các trường hợp vi phạm nhân quyền tại các quốc gia và đưa ra khuyến nghị tương ứng.

Hội đồng có các cơ chế giúp việc bao gồm các chuyên gia nhân quyền độc lập, trong đó có các Báo cáo viên Đặc biệt  và các Nhóm làm việc.

Các chuyên gia độc lập này không hưởng lương của Liên Hiệp Quốc, được các quốc gia thành viên bầu ra ba năm một lần, và làm việc trên tinh thần tự nguyện.

Các chuyên gia theo dõi những chủ đề hoặc quốc gia nhất định, dựa trên thẩm quyền được Hội đồng thông qua.

Nhóm chuyên gia phản đối việc chính quyền Việt Nam dùng các báo cáo tư liệu về tình hình nhân quyền để truy tố một nhà hoạt động.

Ảnh: Trang bìa tài liệu Báo cáo Đồng Tâm do Phạm Đoan Trang thực hiện và Will Nguyễn chuyển ngữ

Họ đề cập cụ thể đến ba bản báo cáo được nhắc đến trong cáo trạng vụ án Phạm Đoan Trang, gồm:

(1 là) báo cáo về thảm họa môi trường biển năm 2016, (2 là) báo cáo về luật tôn giáo năm 2016 và (3 là) báo cáo chung về tình hình nhân quyền Việt Nam.

Họ khẳng định rằng chia sẻ báo cáo và cung cấp lời chứng là phương thức liên lạc thông thường với LHQ, và là một trong những cách mà các chuyên gia nhân quyền thu thập dữ kiện.

Theo các chuyên gia, việc làm của chính quyền Việt Nam sẽ “gia tăng không khí sợ hãi ở Việt Nam, dẫn tới tình trạng tự kiểm duyệt và cản trở những người khác hợp tác với Liên Hiệp Quốc

Nhóm chuyên gia nhân quyền gồm có tám người là chuyên gia độc lập và báo cáo viên đặc biệt của LHQ. Trong đó có năm (05) thành viên của Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện.

Nhóm chuyên gia tái khẳng định sự phản đối của họ đối với điều 88 của Bộ Luật Hình sự 1999 (điều 117 của Bộ Luật Hình sự 2015) về tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Họ nói rằng điều luật này “được định nghĩa một cách mơ hồ và vi phạm các chuẩn mực nhân quyền quốc tế”.

Nhóm chuyên gia nhấn mạnh việc Phạm Đoan Trang đã bị bắt giữ tùy tiện, không được gặp luật sư và gia đình, cũng không được chăm sóc y tế trong suốt hơn một năm trong trại tạm giam.

Họ thúc giục chính quyền trả tự do cho Đoan Trang ngay lập tức và vô điều kiện, đồng thời cung cấp cho cô các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần thiết.

Tuyên bố trên của nhóm chuyên gia được đưa ra bốn ngày sau khi Nhóm Công tác về Giam giữ Tùy tiện của Hội đồng Nhân quyền kết luận rằng việc chính quyền bắt giữ Phạm Đoan Trang là tùy tiện và vi phạm nhân quyền.

Phạm Đoan Trang bị bắt ngày 7/10/2020 và bị giam giữ từ đó đến nay. Phiên tòa xử cô dự kiến diễn ra ngày 4/11/2021, nhưng hồi tuần trước, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội bất ngờ thông báo hoãn phiên tòa vì lý do các kiểm sát viên tham gia vụ án có tiếp xúc với người nghi nhiễm COVID-19. Thời điểm tổ chức lại phiên tòa chưa được công bố.

Cùng thời điểm này, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính có chuyến làm việc quan trọng tại châu Âu. Theo lịch trình, ông sẽ tham dự Hội nghị COP26 của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, đồng thời thăm và làm việc tại Anh và Pháp.

Các chuyên gia đưa ra kết luận trên dựa trên những căn cứ như các điều luật dùng để buộc tội Đoan Trang có ngôn ngữ mơ hồ, phạm vi quá rộng, có thể bị diễn giải tùy tiện để trừng phạt bất kỳ ai.

Những người bắt giam Đoan Trang không trình lệnh bắt vào thời điểm xảy ra sự việc. Đoan Trang bị giam giữ trong điều kiện bí mật suốt hơn một năm, không được tiếp xúc với gia đình và luật sư, cô bị bắt khi thực hiện các quyền tự do biểu đạt phù hợp với Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền cũng như Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Cô bị trừng phạt khi biểu đạt quan điểm chính trị khác biệt với chính quyền, v.v.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Như đã đề cập, các quan điểm của Nhóm làm việc về Giam giữ Tùy tiện không phải là phán quyết và không có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các quốc gia.

Ảnh: Phạm Đoan Trang trong buổi làm việc tại cơ quan điều tra

Tuy nhiên, chúng là các hồ sơ tương đối hoàn chỉnh với thông tin được thu thập từ nhiều nguồn.

Chính quyền các nước cũng có nghĩa vụ phải phản hồi lại các báo cáo này như trong cam kết với Hội đồng Nhân quyền.

Việc thu thập và công khai những hồ sơ như trên có một sức ép ngoại giao không nhỏ đến chính phủ các nước.

Bên cạnh đó, trong phần kết luận của bản quan điểm, Nhóm làm việc thông báo đã chuyển tiếp thông tin về trường hợp của Đoan Trang đến ba Báo cáo viên Đặc biệt trong Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

Đó là những người phụ trách các vấn đề cổ xúy và bảo vệ quyền tự do tư tưởng và biểu đạt, vấn đề về quyền tự do hội họp và lập hội một cách ôn hòa, và vấn đề về tình trạng của những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền.

Cùng với những trường hợp bị giam giữ tùy tiện khác ở Việt Nam, vụ bắt giam nhà báo Phạm Đoan Trang sẽ tiếp tục được các chuyên gia và tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế lên tiếng.

Trong bối cảnh chính quyền Việt Nam đang muốn có được một chiếc ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào nhiệm kỳ tới, những hành vi đàn áp công dân của mình sẽ khiến họ khó có thể tiếp tục đối phó tùy tiện với các câu hỏi ngày càng gay gắt từ cộng đồng quốc tế.

Nếu Chính phủ Việt Nam tiếp tục không tuân thủ, thì họ sẽ được mời đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc để bị chất vấn.

Ảnh: bà Phạm Đoan Trang phải đi nạng sau bị an ninh Cộng sản chặn đánh gãy chân đứt dây chằng và phải phẫu thuật tại vào năm 2016, đến khi bị bắt vết thương vẫn chưa lành.

Họ sẽ được yêu cầu cung cấp lý do tại sao họ không thực hiện những điều được yêu cầu trong quyết định.

Nhưng đặc biệt trường hợp của bà Phạm Đoan Trang, tôi biết rằng quyết định này sẽ có tác động rất lớn vì chúng tôi được biết từ các luật sư trong nước rằng trước đây bà Phạm Đoan Trang phải đối mặt với mức án 20 năm tù, thì nay mức án có thể được giảm xuống còn ba năm thôi“.  Trả lời phỏng vấn của RFA, Luật sư nhân quyền Thổ Nhĩ Kỳ, Kurtuluş Baştimar, người đã kiến nghị với Nhóm Công tác về trường hợp của bà Phạm Đoan Trang cho biết.

Nhóm Công tác của Liên Hiệp Quốc ngay bây giờ đã bắt đầu những thủ tục theo dõi, có nghĩa là họ sẽ theo dõi Chính phủ Việt Nam, họ sẽ yêu cầu cung cấp thông tin về bà Phạm Đoan Trang, liệu bà đã được thả hay chưa, những vấn đề này đã được khắc phục hay chưa v.v. Nhóm Công tác LHQ sẽ theo dõi tất cả các thông tin đó.”

Tôi sẽ tiếp tục theo dõi trường hợp của bà Phạm Đoan Trang. Tôi cũng đã kết nối với một số cơ quan và tổ chức nhân quyền quốc tế và vận động được sự hỗ trợ của họ.

Tôi cũng sẽ nỗ lực liên hệ với các nghị sĩ ở Châu Âu. Xin khẳng định, chúng tôi không muốn và chúng tôi không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Nhà nước Việt Nam, và chúng tôi cũng không đưa ra bất kỳ lệnh nào cho các tòa án Việt Nam. Chúng tôi chỉ yêu cầu chính phủ Việt Nam hãy tôn trọng luật pháp quốc tế và quyết định quốc tế rằng bà Phạm Đoan Trang phải được trả tự do và chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho quyền lợi của bà cho đến khi bà được trả tự do.” Luật sư Kurtuluş Baştimar nói.

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Fanpage của RFA, VOA BBC và Thoibao.de bất ngờ bị đổi tên

>>> Cựu công an Lê Chí Thành nói “bị tra tấn dã man trong trại tạm giam”

>>> Trận so găng giữa Nguyễn Phú Trọng với “bố già” Nguyễn Văn Hưởng, ai sẽ thắng?

Nguyễn Phú Trọng bung lời đe dọa, bao nhiêu người xanh mặt?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT