Lộ đường dây lừa đảo của một trùm tay sai ban tuyên giáo?

Link Video: https://youtu.be/X1z-ypHL4wk

Vụ việc bắt đầu từ tối 7/8 từ chủ tài khoản Facebook “Trần Khoa”, tài khoản này được trang facebook cá nhân của phó tổng biên tập báo Pháp Luật PR rằng đó là bác sĩ sản khoa. Người này chia sẻ đã quyết định “nhường đi chiếc máy thở” của ba mẹ mình đang dùng cho một sản phụ đang cần.

Trước đó người dân không biết ông bác sỹ này là ai. Tuy nhiên qua trang facebook ngàn like của ông này thì câu chuyện truyền đi chóng mặt. Câu chuyện đã lấy đi nước mắt của rất nhiều người. Và trong đó có người cũng đã công bố hỗ trợ máy thở cho vị bác sĩ này. Điều đáng ngạc nhiên là, trong bài viết không hề cho biết ông bác sĩ Khoa này công tác ở bệnh viện nào cả.

Câu chuyện kể rằng, người bác sĩ tên Khoa này đã rút ống thở của mẹ ruột để cứu sản phụ song sinh. Và sau đó sản phụ đã sinh đôi thành công. Sau khi đăng tải, hầu hết cộng đồng mạng đều bày tỏ sự xúc động và cảm phục trước hành động của “bác sĩ Khoa“. Đặc biệt để “minh họa” cho câu chuyện nêu trên, trên mạng còn xuất hiện nhiều đoạn tin nhắn “nội bộ” kèm theo hình ảnh hai bé song sinh được cho là hai bé mà bác sĩ này vừa phẫu thuật cứu sống.

Cộng đồng mạng vì cả tin mà bỏ qua tất cả những tình tiết không hợp lý trong bài viết. Tuy nhiên trên mạng xã hội cũng có người rất tỉnh táo, không đầy 8 giờ sau sự thật được phanh phui đây là một tin bịa đặt.

Đến sáng 8/8, tất cả các thông tin mà “bác sĩ Khoa” đăng tải trên Facebook cá nhân đều bị xóa; các tài khoản khác được cho là có liên quan đến bác sĩ này cũng đều xóa thông tin sự việc.

Mạng xã hội bùng phát mạnh tin tức khiến Sở Y tế TP.HCM phải vào cuộc và cho kiểm tra. Sau khi kiểm tra, sở y tế TP. HCM có đủ cơ sở khẳng định thông tin lan truyền về trường hợp một bác sĩ rút ống thở của người nhà để nhường máy thở cho mẹ con sản phụ là hư cấu.

Kết luận trên được Sở Y tế TP.HCM đưa ra sau khi rà soát tại các bệnh viện của TP.HCM. Đồng thời, đơn vị này cũng cho biết đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh nguồn gốc bài đăng này để xử lý theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Đức Hiển là người đầu tiên phát tán chuyện hư cấu, sau khi bị lật tẩy đã rút bài và xin lỗi

Sau khi bị vạch mặt chính quyền vào cuộc

Theo báo chí nhà nước cộng sản cho biết, sự việc được Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM quyết định xử phạt chủ tài khoản Facebook “Nguyễn Đức Hiển” và “Hoàng Nguyên Vũ” về hành vi chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.

Ông Nguyễn Đức Thọ, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, cho biết đơn vị đã làm việc với 2 chủ tài khoản Facebook đăng tải thông tin về bác sĩ rút ống thở của người nhà để nhường cho sản phụ. Đây là thông tin không đúng sự thật được lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua.

Hành động của ông Nguyễn Đức Hiển và ông Hoàng Nguyên Vũ là rất nguy hiểm. Luật pháp không cho phép một ai được rút ống thở để kết liễu sinh mạng của một bệnh nhân đang thở máy. Ngay cả người đã chết não cũng phải có hội đồng chuyên môn xem xét đánh giá trên nhiều phương diện, mặc cho người nhà mong muốn chấm dứt sớm để không còn đày đọa thể xác. Như vậy là việc làm của hai ông nhà báo Nguyễn Đức Hiển và Hoàng Nguyên Vũ đã tiếp tay cổ vũ cho hành động sát nhân của bác sĩ. Rất nguy hiểm. Là một con người gây ảnh hưởng cho xã hội qua từng status đăng tải mà thực hiện hành động này thì không biết sự ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội nguy hiểm như thế nào nếu không bị phanh phui.

Hai chủ tài khoản này chống chế rằng, họ muốn chia sẻ cảm xúc đối với sự hy sinh của bác sĩ Khoa, nhưng do thiếu kiểm chứng thấu đáo nguồn tin, nên đã vô ý chia sẻ thông tin theo nội dung đăng tải trên tài khoản Facebook “Trần Khoa“. Những ông nhà báo lâu năm thì cái đầu đã có sạn không thể nói bị sai lầm sơ đẳng như vậy trong một status. Họ cả tin đến mức như đứa trẻ em như vậy sao?

Ông Nguyễn Đức Thọ, Thanh tra Sở cho biết, sở đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với 2 chủ tài khoản của trang facebook “Nguyễn Đức Hiển” và “Hoàng Nguyên Vũ“, về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội theo điểm a, khoản 1, Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Hoàng Nguyên Vũ tung tin bịa đặt dẫn dắt dư luận

Thực hiện hành động tung tin giả rất công phu

Thực tế, cộng đồng mạng đã phanh phui là hình ảnh thật bé sơ sinh đều là của bác sĩ Cao Hữu Thịnh đã bị gán ghép vào một nội dung không có thật. Hai hình ảnh trẻ sơ sinh được các đồng nghiệp chụp sau ca mổ do bác sĩ Thịnh thực hiện tại Bệnh viện An Sinh thời gian gần đây.

Khi biết sự việc, bác sĩ Cao Đức Hữu Thịnh đã nói: “Việc lấy hình bé sơ sinh để lồng ghép vào chuyện chết chóc là điều rất không nên, vô đạo đức và ảnh hưởng đến bé và gia đình bé

Đại diện Sở Y tế TP.HCM – khẳng định sự việc nêu trên là hư cấu, bịa đặt, làm ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc chiến chống dịch COVID-19 vốn đang căng thẳng ở TP.HCM.

Thực tế không có vụ việc một bác sĩ đang điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng tự ý rút ống thở cho sản phụ sắp sinh tại bất kỳ cơ sở y tế nào trên địa bàn. Luật pháp quy định hiện hành, nhân viên y tế hoặc người thân không được phép tự ý rút ống thở bệnh nhân khi đang được điều trị cho dù bất kỳ lý do nào. Kể cả việc quyết định rút ống thở cho bệnh nhân đang điều trị thở máy trong trường hợp cai máy thở cũng phải được đảm bảo thực hiện theo quy trình, theo y lệnh của người có trách nhiệm; trong một số trường hợp phải thông qua hội đồng chuyên môn quyết định.

Ngay cả bác sĩ tên Khoa cũng là nhân vật hư cấu. Có tin tin cho ra một bác sĩ công tác tại bệnh viện Chợ Rẫy nhưng thực chất Khoa là hư cấu không có thật, ảnh Avatar chỉ là lấy một hình bác sỹ ở Singapore. Câu chuyện đã lấy đi nước mắt của nhiều người, thậm chí buộc nhiều người cúi đầu xuống để cảm tạ thì té ra là một hành động giả tạo như thế.

Câu chuyện hư cấu về hành động Bác sỹ Khoa đã được phát tán bởi những cây bút làm trong ngành báo chí của chính quyền CS. Những nhân vật này được gọi là các KOLs có khả năng dẫn dắt dư luận. Đây là hành động có tính toán chứ không phải một sai lầm nào cả.

Nguyễn Đức Hiển tung cả đoạn chat của ông bác sĩ hư cấu

Mục đíc của việc dựng chuyện này là gì?

Thực tế là câu chuyện rút ống thở này đã lấy đi nước mắt của rất nhiều người bởi những người cố tình tung hình ảnh này biết đánh giá sự hiểu biết của người Việt Nam và dựa vào đó để dắt mũi.

Một câu chuyện hư cấu, vừa trái pháp luật đó là hành vi rút ống thở (phạm tội giết người theo Bộ luật hình sự Việt Nam) vừa trái luân thường đạo lý vì người bị rút ống thở là Mẹ của mình mà được chia sẻ lan tỏa trên mạng xã hội một cách rất tự nhiên. Chứng tỏ người viết này có tâm rất ác, và họ cũng biết người dân Việt Nam nhẹ dạ cả tin. Đa số là những bình luận cảm phục anh chàng bác sỹ này, họ chia sẻ như đó là một việc làm anh hùng và đáng cơ ngợi, họ thả những bình luận có cánh, chỉ thiếu điều đòi dựng tượng đài cho Bs Khoa nữa.

Những người dựng nên câu chuyện hư cấu này rất đáng sợ. Trong đó không loại trừ khả năng là họ dựng chuyện để trục lợi. Bởi vì một khi cả xã hội cảm động thì rất dễ quyên góp sự đóng góp của cộng đồng. Tuy nhiên đây chỉ là dự đoán vì mục đích của những kẻ dựng chuyện kia không thành.

Không ai ở không mà dự một mảu chuyện công phu đến thế mà những người tiếp tay cho câu chuyện này là những con người có thể tạo ra định hướng cho xã hội. Tất cả những nhân vật này hiện nay đều chối bay chối biến về những việc làm gian trá của họ.

Dân Việt Nam rất cảm tính, họ không chịu suy luận logic mà chỉ lao theo những trend một cách cảm tính. Đây là đặc tính rất dễ bị những kẻ gian lợi dụng để trục lợi.

Đây là ảnh gốc của bác sĩ ở Singapore và hình ảnh bác sĩ hư cấu

Phương Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> TPHCM có trên 2.000 ca tử vong, lò thiêu hoạt động 24/24

>>> AstraZeneca: ‘Liều một rủi ro ít, nhưng yên tâm tiêm liều hai’

>>> Việt Nam: Thực hư chuyện ‘bác sĩ Khoa rút ống thở’ gây chấn động

Lộ khối tài sản không lồ của những tay đánh golf cùng đám quan tham Bình Định


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT