Nguyễn Thị Kim Ngân, hành trình từ thành công tột đỉnh đến thất bại ê chề

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=DirzgaKzfus

Cho đến nay bà Nguyễn Thị Kim Ngân là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất đã lọt vào tứ trụ. Dù có cảm tình hay không cảm tình về bà thì mọi người cũng phải thừa nhận điều này. Đó là sự thật không thể phủ nhận.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân là người phụ nữ bước chân vào Bộ Chính Trị trong sự ngỡ ngàng của giới quan sát chính trị và kể từ khi vào Bộ Chính Trị bà tiến thân rất nhanh và là người phụ nữ đầu tiên bước bào vị trí tứ trụ, vị trí mà ĐCS chỉ dành cho cánh đàn ông suốt 70 năm trước đó.

Bà là người được lớn lên và đón nhận nền giáo dục dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1973, bà lên Sài Gòn, theo học Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, tuy nhiên việc học của bà bị gián đoạn khi chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam kiểm soát toàn bộ miền Nam.

Bà cũng theo học chương trình Đại học Tài chính nay là Học viện tài chính, đạt đến học vị Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính tín dụng thời chính quyền Cộng Sản sau năm 1975. Thời mà hầu hết người dân bị xét lí lịch và bị cấm không cho đi học đại học nhưng bà lại được ưu ái đó. Điều đó cho thấy thân phụ của bà ắt phải có gốc gác phục vụ cho ĐCS chứ không phải là thường dân. Vấn đề gốc gác của bà Ngân là vấn đề đang được xã hội bàn tán xôn sao.

Về bằng cấp thì sau khi đã ngồi vào ghế chủ tịch quốc hội, bà Ngân vẫn còn được được trường Đại học Quốc gia Pukyung, Hàn Quốc trao bằng tiến sĩ danh dự ngành chính trị học vào ngày 5 tháng 12 năm 2018.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, được đánh giá là phụ nữ có nhân sắc nhất trong các nữ lãnh đạo cấp cao Việt Nam

Quá trình thăng tiến sự nghiệp, trải qua nhiều chức vụ trước khi vào tứ trụ

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân được thừa nhận là người phụ nữ có nhan sắc, điều hiếm thấy trong quan chức CS. Vừa có nhan sắc vừa leo cao đến tứ trụ đã làm cho nhiều người bàn tán. Tuy nhiên thực chất của vấn đề tiến thân trong chính quyền CS nó liên quan đến lí lịch hồng của cá nhân đó chứ rất ít khi liên quan đến nhan sắc. Người leo cao bằng nhan sắc thường chỉ lên vị trí giới hạn chứ khó mà lên cao đến tứ trụ được.

Sau 1975 bà bắt đầu với vị trí nhân viên trong Sở Tài chính Bến Tre. Rồi sau đó thăng dần từ các bậc Chuyên viên, Phó phòng, Trưởng phòng, Phó giám đốc, quyền Giám đốc và chính thức được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài chính Bến Tre vào tháng 10 năm 1991. Đến tháng 4 năm 1995, bà được điều về Trung ương và được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Tháng 2 năm 2006, bà được điều chuyển trở lại làm Thứ trưởng Bộ Tài chính, tuy nhiên chỉ 1 tháng sau lại được điều sang làm Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại.

Tháng 5 năm 2007, bà được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XII. Tháng 8 năm 2007, bà được đề cử và được phê chuẩn vào chức vụ Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và giữ chức vụ này cho đến tháng 7 năm 2011. Một trong những sự kiện bà Kim Ngân để lại dấu ấn khi làm tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cuộc giải cứu các lao động Việt Nam tại Lybia vào năm 2011.

Tháng 5 năm 2011, bà tái đắc cử vị trí Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Ngày 23 tháng 7 năm 2011, bà được Chủ tịch Quốc hội đề cử làm Phó Chủ tịch Quốc hội.

Đấy là sự nghiệp, tuy nhiên về thân thế của bà Nguyễn Thị Kim Ngân hiện nay là một dấu hỏi to tướng. Lý lịch mơ hồ và bản thân tiến lên rất cao trong bộ máy chính quyền CS, bà được mọi người đánh giá là một dạng có lí lịch mơ hồ như ông Nguyễn Tấn Dũng trước đây và tương tự như ông Võ Văn Thưởng hiện nay.

Khi vào Bộ Chính Trị bà Nguyễn Thị Kim Ngân thuộc phe nào?

Trước khi bà Ngân vào Bộ Chính Trị thì giới quan sát không đánh giá cao năng lực của bà Ngân. Phần vì bà là phụ nữ cho nên mọi người cho rằng, bà không mặn nồng với chuyện tham gia phe phái và đấu đá. Tuy nhiên đến Tháng 5 năm 2013 tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa XI, bà được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị thì người ta mới biết bà là người thuộc phe ông Nguyễn Tấn Dũng, một phe phái Miền Nam mạnh nhất lúc đó.

Được biết kỳ hội nghị trung ương lần đó, ông Nguyễn Phú Trọng dự định đưa ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ vào Bộ Chính Trị. Tuy nhiên do quyền lực của ông Nguyễn Tấn Dũng quá lớn nên ông đã làm thất bại ý định này của ông Trọng và thay vào đó ông Dũng đưa bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Thiện Nhân vào. Như vậy bà Nguyễn Thị Kim Ngân vào Bộ Chính Trị không phải bằng con đường chính thức mà bằng con được bầu bổ sung giữa nhiệm kỳ.

Đến đầu năm 2016 diễn ra đại hội 12, trong kỳ đại hội này người ta cho rằng trước khi chịu rút lui khỏi nhiệm kỳ 13, ông Nguyễn Tấn Dũng đã thỏa hiệp với ông Nguyễn Phú Trọng là đưa Đinh La Thăng và Hoàng Trung Hải vào Bộ Chính Trị đồng thời phải sắp xếp bà Nguyễn Thị Kim Ngân vào tứ trụ.

Và đúng như những gì thỏa thuận, ngày 31 tháng 3 năm 2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, bà được bầu làm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia Việt Nam, bà trở thành nữ chính khách Việt Nam đầu tiên giữ các cương vị này, đồng thời cũng là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức theo quy định của Hiến pháp 2013. Vị trí này được cho là tột đỉnh vinh quang đối với một phụ nữ trong bộ máy nhà nước của ĐCS Việt Nam.

Ghế chủ tịch quốc hội được xem như và vị trí tột đỉnh vinh quang dành cho bà Ngân

Giữa nhiệm kỳ 12 ông Nguyễn Phú Trọng đã đánh bật Đinh La Thăng và gần cuối nhiệm kỳ ông Trọng hạ luôn Hoàng Trung Hải để tẩy sạch thế lực ông Dũng cài lại. Tuy nhiên với bà Nguyễn Thị Kim Ngân thì ông Trọng không hạ bệ mà cho bà nắm chức chủ tịch quốc hội đến hết nhiệm kỳ rồi rút lui. Có lẽ vì bà Ngân là phụ nữ không đủ mạnh để đe dọa thế lực của ông Trọng nên ông để cho bà ngồi đến hết nhiệm kỳ rồi rút.

Người ta đánh giá, bà Nguyễn Thị Kim Ngân là người cuối cùng của phe Nguyễn Tấn Dũng rút lui khỏi chính trường. Lớp già thuộc phe Nguyễn Tấn Dũng gần như không còn ở Trung Ương nữa. Ông Dũng giờ đây đang xây dựng sức mạnh cho con trai ông để phát triển lớp kế cận.

Những hoạt động cuối cùng trước khi rút lui.

Trong kỳ đại hội 13 vừa qua, bà Nguyễn thị Kim Ngân đã rớt khỏi danh sách ủy viên bộ chính trị. Sự nghiệp chính trị của bà Ngân đến đây xem như kết thúc. Từ đây cho tới Quốc hội khóa mới được bầu chỉ còn 3 tháng nữa. Như vậy bà Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ còn 3 tháng làm nốt những gì trong vai trò chủ tịch quốc hội xong rồi rút lui.

Giống như nhiệm kỳ trước, sau Đại hội Đảng toàn quốc, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV sẽ kiện toàn các chức danh quan trọng của bộ máy nhà nước.

Đấy là thông tin vừa được thông báo tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cuối giờ sáng nay 23-2, nhằm cho ý kiến về dự kiến nội dung chương trình kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa XIV.

Được biết kỳ họp dự kiến khai mạc ngày 24-3 và bế mạc ngày 7-4 (dự phòng thêm ngày 8-4), họp tập trung tại Nhà Quốc hội (có phương án dự phòng trong trường hợp dịch COVID-19 diễn biến xấu).

Nội dung tập trung vào công tác tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội, xem xét báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Chính phủ, chánh án TAND tối cao, viện trưởng Viện KSND tối cao, Kiểm toán Nhà nước và quyết định những vấn đề quan trọng.

Có thể nói 4 năm ở vị trí quyền lực cao nhất của bà Ngân sẽ kết thúc vào ngày 8 tháng 4. Sau đó bà chờ đến quốc hội khóa mới nhóm họp và bà tặng hoa chúc mừng người kế nhiệm là ông Vương Đình Huệ. Sau cuộc họp quốc cuối cùng của quốc hội khóa 14 thì các lãnh đạo Quốc hội cũng sẽ nghỉ theo quy định.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân trong cuộc họp ban thường vụ quốc hội ngày 23/2 vừa qua

Thất bại ê chề sau đại hội 13

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân được giới quan sát đánh giá là một chủ tịch quốc hội có năng lực. Trong 5 năm qua bà đã điều hành rất tốt các cuộc họp quốc hội.

Được biết vai trò chủ tịch quốc hội của Việt Nam không như các nước dân chủ. Ở các nước dân chủ thì chủ tịch không can thiệp gì vào ý kiến đại biểu cả, vai trò của chủ tịch như là nhà tổ chức cuộc họp còn việc tranh cãi trong nghị trường chủ tịch không xen vào. Tuy nhiên ở quốc hội Việt Nam thì khác hoàn toàn. Chủ tịch quốc hội giống như nhà đạo diễn tổ còn cuộc họp như là màn diễn kịch dân chủ. Tuy cũng có chất vấn của đại biểu nhưng tất cả họ đều là quan chức nhà nước là đảng viên đảng cộng sản, họ như người một nhà chứ không không ai thực sự cho dân. Tất cả đều là đại diện cho đảng nên gọi là vở kịch là như vậy. Tất cả mọi cuộc bàn luận đều có kết quả trùng khớp với những quyết định của Bộ Chính Trị trước đó chứ không khác.

Tuy quốc hội thực chất là đảng hội như vậy, với 96% là người của đảng. Nhưng có một số người chất vấn quá lố, nó vượt ra khỏi ý định của đảng. Thì lúc đó bà Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ thể hiện vai trò của bà làm sao đừng để cho dân phát hiện ra là đảng đàn áp ý kiến trái chiều. Đó là yêu cầu của Bộ Chính Trị đối với một chủ tịch quốc hội. Và trong 5 năm qua, bà Nguyễn thị Kim Ngân đã làm tốt. Nhiều người đánh giá bà làm tốt hơn người tiền nhiệm của bà là ông Nguyễn Sinh Hùng. Vậy mà bà vẫn bị đá văng ra khỏi Bộ Chính Trị khóa 13.

Ở đất nước CS như Việt Nam thì làm tốt nhiệm vụ chưa chắc gì được cất nhắc mà là phải ở nhóm lợi ích mạnh mới được trao quyền. Làm tốt mà phải nghỉ đó là thất bại khá cay đắng dành cho bà Ngân. Tuy nhiên bà phải hiểu, luật chơi trong đảng bà là vậy, bà phải chấp nhận.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Vì sao ông Tập Cận Bình cử người sang “nắn gân” Nguyễn Phú Trọng?

>>> Vì sao Nguyễn Phú Trọng muốn loại Tướng Lương Cường bằng cách “vừa đấm vừa xoa”?

>>> Cư dân mạng xôn xao về xe VinFast ‘gãy càng’, đòi hãng minh bạch

Đại sứ quán Anh: Số vụ tấn công, hiếp dâm người nước ngoài tăng ở Hà Nội


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT