Trọng trúng „số đỏ“ Tập thời vui ra

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=SAzQmW1G1Bc

Trong các lãnh đạo ĐCS Việt Nam hiện nay thì ông Nguyễn Phú Trọng là người thân với ông Tập Cận bình nhất. Và ông Trọng cũng thực hiện những chính sách của Tập Cận Bình ban ra nhiều nhất. Ví dụ chư Luật An Ninh Mạng được Trung Cộng ban ra thì không lâu sau Việt Nam áp dụng, hay kế sách thanh trừng nội bộ của Tập Cận Bình thực hiện với tên gọi là chiến dịch đả hổ diệt ruồi thì không lâu sau ông Nguyễn Phú Trọng thực hiện nó với tên gọi khác – đốt lò.

Có thể nói không ngoa rằng, Nguyễn Phú Trọng là người học trò suất sắc của ông Tập Cận Bình. Có một người mà triển khai tốt những luật, những chính sách, những  kế sách củaTrung Cộng ở Việt Nam thì chính điều đó sẽ đưa bộ máy chính quyền CS Việt Nam tiến lại gần sát với Trung Cộng.

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng là người có nhiều chuyến thăm Trung Cộng nhất, nhiệm kỳ 1 và nhiệm kỳ 2 ông Trọng đều sang Trung Cộng gặp tập Cận Bình. Điều đặc biệt là trong năm 2017, ông Nguyễn Phú Trọng đã ký với tập Cận Bình 27 văn kiện bí mật.

Trung Cộng luôn luôn có tham vọng lôi kéo Việt Nam và nhiều nước độc tài khác vào vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh. Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo ĐCS Việt Nam mà Tập Cận Bình rất hài lòng.

Thực ra chuyện ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn là tổng bí thư nhiệm kỳ 3 đã có từ cuộc họp kín Bộ Chính Trị ngày 9/1. Bất chấp sức khỏe rất kém, bất chấp tuổi cao, bất chấp đã quá 2 nhiệm mà ông Trọng vượt qua hết, thì có ý kiến cho rằng, ông Trọng được hậu thuẫn từ Bắc Kinh rất mạnh. Ngày 9/1 đã có kết quả thật, tuy nhiên lúc đó là tin tức chưa chính thức. Đợi đến khi đại hội vừa công bố thì ông Tập Cận Bình đã vội gọi điện chúc mừng sớm nhất.

Lời dặn dò của Tập Cận Bình

Theo lịch thì ngày 2/2 mới bế mạc, tuy nhiên sau khi ông Trọng đã đạt được tham vọng thì ông đã cho vội kết thúc sớm một ngày, vì bản thông đã có chiến thắng thì những hình thức sau đó không có giá trị đối với ông nữa. Ngày 1/2  bế mạc, tuy nhiên ngày bế mạc chỉ là ngày cuối cùng chứ đại hội vẫn còn. Ấy vậy mà ông Tập Cận Bình đã vội gửi điện chúc mừng tới ông Nguyễn Phú Trọng ngay sau khi ông Trọng tái đắc cử nhiệm kỳ 3. Trong bức điện đấy, ông Tập Cận Bình không quên nhấn mạnh về “sự cần thiết của mối quan hệ song phương và thúc đẩy quan hệ “hữu nghị truyền thống” của hai quốc gia Cộng sản láng giềng”. Đây được xem như là lời nhắc nhở ông Nguyễn Phú Trọng sẽ làm gì trong nhiệm kỳ 3 sắp tới.

Được biết, trong thông điệp gửi hôm 31/1 được China Daily trích dẫn, ông Tập – cũng là tổng bí thư Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – nói rằng ông vui mừng khi biết rằng ông Trọng được bầu chọn để tiếp tục giữ chức tổng bí thư Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông Trọng tái cử hôm 31/1 trong ngày làm việc áp chót của Đại hội Đảng 13, bị rút ngắn vì sự bùng phát mới dịch COVID-19 trong cộng đồng, và trở thành vị tổng bí thư đầu tiên của Việt Nam lãnh đạo Đảng Cộng sản 3 nhiệm kỳ liên tiếp.

Nói thẳng ra là ông Tập quá sốt sắn hỏi thăm về tình hình bầu bán ở đại hội 13. Ông Tập đã cho công bố thông điệp trên China Daily trước và ngày hôm sau là gởi điện trực tiếp đến cho ông Trọng.

Ông Tập Cận Bình sốt sắn nhắc nhở ông Trọng về “tình hữu nghị”

Ảnh hưởng đến người đứng đầu đảng rất quan trọng. Để gây ảnh hưởng lên nước nào thì mục tiêu lớn nhất của ông Tập Cận Bình là phải ảnh hưởng đến người đứng đầu đảng. Thời ông Giang Trạch Dân và ông Hồ Cẩm Đào cũng đã đã gây ảnh hưởng đến ông Nông Đức Mạnh, tuy nhiên thời đó ông Nông Đức Mạnh lép vế trước ông Nguyễn Tấn Dũng nên việc triển khai chính sách của Trung Cộng tại Việt Nam còn hạn chế. Ông Nông Đức Mạnh không thể kiểm soát chính phủ bằng chủ trương vì đã để cho Nguyễn Tấn Dũng qua mặt tự tung tự tác. Lần này ông Tập gây ảnh hưởng lên ông Trọng thành công hơn, bởi ông Trọng đang là người có quyền lực mạnh nhất hiện nay.

Một lí do khác giải thích về việc ở lại nhiệm kỳ 3 của ông Trọng

Có ý kiến cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng vốn có vấn đề rất nghiêm trọng về sức khỏe với bệnh cao huyết áp, và di chứng của bệnh đột quỵ vẫn còn, kèm theo đó là tuổi đã rất cao thì việc ngồi lại thực hiện nhiệm vụ của một tổng bí thư là quá nặng đối với một con người có tình trạng sức khỏe như vậy. Với lại ông Trọng cũng ngồi ghế tổng bí thư đã 2 nhiệm kỳ, ông cũng đã no nê danh hiệu và cũng niếm đủ những vinh quang của một con người nắm quyền lực vô đối trong tay, vì vậy cũng đã đến lúc ông muốn nghỉ ngơi. Tuy nhiên ông pahir ở lại vì ông không được phép nghỉ, vì Bắc Kinh cần ông. Quan điểm này là một nhận xét không phải là không có lí, tuy nhiên để khẳng định thì không thể khẳng định vì bằng chứng chưa đủ mạnh.

Thực tế những chính sách đối ngoại của Trung Cộng với các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng nó đòi hỏi phải duy trì người lãnh đạo đất nước nhỏ làm sao có lợi về lâu về dài cho Trung Cộng để Tập thuận tiện triển khai các chính sách đối ngoại khu vực.

Cũng giống như ông Tập, ông Trọng kiêm nhiệm 2 chức vụ quan trọng nhất của đất nước – tổng bí thư và chủ tịch nước – sau khi ông Trần Đại Quang đột ngột qua đời năm 2018. Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Trọng, được truyền thông Việt Nam gọi là đốt lò, cũng được ví như chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của ông Tập ở Trung Quốc, khi nhiều quan chức và lãnh đạo bị truy tố cũng như kết án tù vì những cáo buộc liên quan đến “tham nhũng.”

Theo China Daily, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc thì ông Tập nói trong điện chúc mừng rằng với tư cách là hai nước láng giềng thân thiện, Trung Quốc và Việt Nam là “một cộng đồng chia sẻ tầm quan trọng chiến lược trong tương lai,”

Ông Nguyễn Phú Trọng làm thêm nhiệm kỳ 3 là vì nhiệm vụ hay vì tham quyền cố vị?

Điện mừng cho biết ông Tập “trân trọng quan hệ giữa hai Đảng, hai nước” và sẵn sàng cùng Tổng bí thư Trọng “tăng cường liên lạc chiến lược, thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác giữa hai nước, hướng tới lợi ích cho nhân dân hai nước và đóng góp hoà bình, hợp tác cùng có lợi trong khu vực và thế giới.”

Đấy được xem là lời căn dặn của ông Tập Cận Bình với người đồng cấp ở Việt Nam – Nguyễn Phú Trọng. Trong văn bản mang tính ngoại dao luôn luôn chứa ẩn ý, đặc biệt là mối quan hệ bất cân xứng giữa Việt Nam và Trung Cộng như hiện nay.

Mối  quan hệ giữa ông Nguyễn Phú Trọng là đồng cấp hay không đồng cấp?

Theo tờ China Daily nhận định thì hai nhà lãnh đạo đã có những mối quan hệ thân thiết trong những năm gần đây. Ông Tập vào năm ngoái đã nói chuyện với ông Trọng hai lần qua điện thoại và cũng đã gửi điện chia buồn với ông Trọng về việc ông Lê Khả Phiêu, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, qua đời vào tháng 8/2020.

Trong chuyến thăm tới Hà Nội vào tháng 11 năm 2017, ông Tập được ông Trọng tiếp đón và cùng ký kết 12 văn kiện hợp tác giữa hai nước. Trước đó và tháng 1 cùng năm ông Nguyễn Phú Trọng sang Trung Cộng thăm Tập Cận Bình và 2 bên ký 15 văn kiện hợp tác giữa 2 đảng và 2 nhà nước. Tất cả đều là văn kiện bí mật. Kể từ đó, hai nhà lãnh đạo Đảng, của hai quốc gia Cộng sản có mối quan hệ được cho là “môi hở răng lạnh” trong lúc vẫn có những xung đột về quyền lãnh thổ trên Biển Đông, thường trao đổi thư vào các dịp đón năm mới âm lịch truyền thống.

Ông Trọng có chuyến thăm tới Bắc Kinh ngay sau khi được bầu làm Tổng bí thư nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2011 và được tiếp đón bởi Tổng bí thư-Chủ tịch nước Trung Quốc lúc đó là Hồ Cẩm Đào và năm 2015 ông Trọng sang thăm Tập lần đầu tiên. Như vậy là nhiệm kỳ 1 ông Trọng thăm Trung Cộng 2 lần và nhiệm kỳ 2 ông Trọng thăm Trung Cộng 2 lần. Trong 4 lần sang Trung Cộng thì đến 3 lần là Tập Cận Bình tiếp ông Trọng.

Ông Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng tuy đồng cấp nhưng Tập luôn cao hơn Trọng

Trên danh nghĩa thì mối quan hệ giữa ông Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình là đồng cấp. Tuy nhiên mối quan hệ đó ai cũng thấy là bất bình đẳng. Điều bất bình đẳng mà ai cũng thấy là Trung Cộng luôn luôn tìm cách ức hiếp Việt Nam trên biển Đông, nhưng Việt Nam lại không dám lên tiếng. Nhìn đó thì thế của Tập Cận Bình là quan thầy còn thế của Nguyễn Phú Trọng là chư hầu.

Khả năng là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được hậu thuẫn cầm quyền suốt đời

Nguyễn Phú Trọng có một tầm quan trọng to lớn đói với ông Tập Cạn Bình. Cũng chưa có tổng bí thư nào mà ký nhiều văn bản bí mật với Trung Cộng như Nguyễn Phú Trọng, đến 27 văn kiện. Phải mất một khoảng thời dan dài để thực hiện những cam kết như vậy. Văn kiện ký kết giữa 2 nhà nước và 2 đảng là những văn kiện quan trọng, nó đề cập đến những vấn đề có tính chiến lược lâu dài. Và người thực thi những cam kết đó tốt nhất không ai bằng người đã ký, đó là lý do mà Tập Cận Bình muốn người lãnh đạo Việt Nam phải là Nguyễn Phú Trọng.

Nếu như giả thuyết về việc ông Trọng ở lại nhiệm kỳ 3 là vì áp lực từ Bắc Kinh thì việc ông Trọng sẽ cầm quyền đến suốt đời là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vì rõ ràng hiện nay chưa xuất hiện cá nhân nào có thể thay thế ông Trọng trong vấn đề kết nối với Trung Cộng.

Ông Nguyễn Phú Trọng thực hiện chiến lược của Tập Cận Bình tại Việt Nam là một cái lợi cho ông Nguyễn Phú Trọng và cả cho Tập. Bởi nhiều người Việt Nam không muốn ông Trọng đưa Việt Nam tiến quá gần với Trung Cộng. Tuy nhiên nhờ chiến dịch đốt lò mà ông Trọng làm người dân mừng mà quên rằng, ông đang đưa Việt Nam lún sâu vào tầm ảnh hưởng của Trung Cộng.

Có ý kiến cho rằng, kế sách đả hổ diệt ruồi mà ông Tập giao cho ông Trọng thực thi tại Việt Nam với cái tên Đốt Lò là mũi tên lợi hại. Tập đã giúp ông Trọng tăng uy tín với người dân, đồng thời giúp ông Trọng tạo được thế độc tôn tại Việt Nam nhằm rảnh tay thực hiện những cam kết đã ký với Trung Cộng. Mong rằng giả thuyết đó là không đúng chứ nếu đúng như vậy thì tương lại Việt Nam không tốt.

Liệu có phải chính ông Tập đã dán dính cái ghế vào lưng ông Trọng không?

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Đảng Cộng sản Việt Nam khủng hoảng lãnh đạo kế cận

>>> Đảo chính tại Myanmar: ‘Cha bắt mẹ’

>>> Nguyễn Phú Trọng để lộ hành động phạm pháp là vô tình hay cố ý?

Covid lan ra 10 tỉnh thành – quan chức Chính phủ mải cãi nhau


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT