Hội nghị trung ương 15 có đạt được đồng thuận?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=uUxvTrX3EZE

Hội nghị trung ương 15 khai mạc vào ngày 15/01/2021 là hội nghị cuối cùng, khép lại nhiệm kỳ XII của Đảng Cộng sản với không ít sóng gió cả về tình hình nội bộ trong Đảng cũng như diễn biến bên ngoài. Khi mà tại Hội nghị trung ương 14, Đảng đã không thống nhất được về việc ai ở, ai đi, chưa định hình được bộ khung “tứ trụ” thì câu hỏi đặt ra là một tháng sau đó liệu Đảng có đạt được đồng thuận tại Hội nghị 15 theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo?

Nhà quan sát Phạm Quý Thọ nhìn nhận nguyên tắc “tập thể lãnh đạo” của Đảng Cộng sản Việt Nam đang bị lung lay.

Tại Việt Nam nguyên tắc tập thể lãnh đạo còn được gọi là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, là nguyên tắc lãnh đạo cao nhất của Đảng CS VN, theo đó, hầu như không có một lãnh đạo tối cao bởi quyền lực được san sẻ tập trung cho bốn vị trí cao nhất trong chính quyền là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội cùng với các tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban chấp hành Trung ương.

Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1948 từng giải thích rằng “một người dù khôn ngoan đến đâu, cũng chỉ trông thấy một số mặt của vấn đề; vì vậy cần tổng hợp sự xem xét của nhiều người để xét rõ mọi mặt của vấn đề, cho nên mới cần lãnh đạo tập thể. Không lãnh đạo tập thể sẽ dẫn đến “bao biện, độc đoán, chủ quan“… Tuy nhiên, “nhiều sãi không ai đóng cửa chùa“, sinh ra sự “bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ“. Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách phải đi kèm với nhau.

Nguyên tắc này đang bị lung lay trong bối cảnh chuyển đổi sang kinh tế thị trường, đỉnh điểm là nhiệm kỳ 2011-2015, khi “một bộ phận không nhỏ” quan chức “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.

Một trong những dấu hiệu là Ban Chấp hành TƯ đã “làm trái ý” của Bộ Chính trị. Tại Hội nghị TƯ 7 năm 2013 hai ông Nguyễn Bá Thanh, cố Trưởng ban Nội chính TƯ và Vương Đình Huệ, nguyên Trưởng ban Kinh tế TƯ,  mặc dù được Bộ Chính trị giới thiệu, đã không được Ban chấp hành TƯ khoá 11 bầu bổ sung vào Bộ chính trị.

Một sự kiện “đình đám” khác cũng diễn ra tương tự về việc kỷ luật nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành nền kinh tế. Ông Dũng trước Quốc hội ngày 22/10/2012, đã xin lỗi với tư cách người đứng đầu vì tình trạng “bất ổn kinh tế vĩ mô”. Tuy nhiên, ông đã không bị bất cứ hình thức kỷ luật nào, và trái lại ông lại được số phiếu tín nhiệm cao trong đợt lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên tại Quốc hội.

Ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nghiêm túc nhận trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ và thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành khi kết thúc báo cáo về “Tình hình kinh tế, xã hội năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013” trình bày trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 13 ngày 22/10/2012

Trong một diễn biến khác, thời gian qua Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã không ngừng tăng cường tập trung quyền lực cho bản thân.

Ông Nguyễn Phú Trọng hiện nắm giữ quyền tối cao, như Bí thư Quân uỷ Trung ương, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống Tham nhũng… đồng thời là Trưởng tiểu ban nhân sự cho Đại hội 13.

Tuy nhiên, việc chuyển giao quyền lực tối cao đang gặp khó khăn. Sự giới thiệu người kế nhiệm của ông đã không đạt được sự đồng thuận của tập thể Bộ Chính trị và tại Hội nghị Ban Chấp hành trung ương 14. Bởi vậy, theo các nhà quan sát, ông có thể tiếp tục ở lại để tìm người kế vị để bàn giao nhằm duy trì chế độ độc đảng. Ngoài ra, nếu ở lại, ông chắc sẽ còn nhiều việc phải làm để nội bộ đảng trong sạch. Dư luận băn khoăn về sự bình phục sức khoẻ của ông sau cơn đột quỵ cuối năm 2018.

Cuộc họp Bộ Chính trị hôm 09/01/2021 ngay trước thềm Hội nghị trung ương 15 được giới thạo tin đánh giá là cuộc họp mang tính chất sống còn của các kỳ phùng địch thủ.

Facebook Thu Hà tiết lộ thông tin chưa được kiểm chứng là cuộc họp có hai nội dung vô cùng gay cấn là chọn trường hợp đặc biệt và đề cử tứ trụ. Kịch bản lần này cũng khác so với các cuộc họp Bộ Chính trị trước Đại hội XII, khi mà ông Trọng gây sức ép cho các đồng chí rút, còn ông thì nguyện vọng ở lại. Nhưng hôm 09/01 vừa qua Tổng – chủ Nguyễn Phú Trọng đã có động thái ngược lại, ông xin rút vì lý do tuổi cao, sức khoẻ kém và mong những người khác hãy… ở lại.

Trước đó, phe ông Trọng cho rằng tuổi tác không là vấn đề, nhiều chính trị gia trên thế giới còn cao tuổi hơn ông. Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Mỹ đã ngoài 80 tuổi (sinh năm 1940), tân Tổng thống Mỹ Joe Biden 78 tuổi (sinh năm 1942), Tổng thống vừa thất cử Donald Trump 74 tuổi (sinh năm 1946); cựu Thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad, sinh tháng 7/1925, từ chức hồi tháng 2/2020 khi gần 95 tuổi…

Mưu lược tổng Trọng đúng là bậc thầy. Kịch tính đến phút chót, khi các Ủy viên BCT, trong đó có ông Nguyễn Văn Bình và Hoàng Trung Hải phát biểu mạnh mẽ, tha thiết yêu cầu ông Trọng ở lại để “lèo lái con thuyền đất nước”. Thế là “không phụ niềm tin yêu của đồng chí, đồng bào”, ở tuổi 76, cụ Trọng đành ghi tên mình vào danh sách đề cử, thượng đài, so găng tranh “tứ trụ” một nhiệm kỳ nữa.

Ảnh: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy trung ương Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị của Quân ủy trung ương ngày 30/11/2020, tại Hà Nội

Facebooker này cũng đưa ra kết quả được thống nhất tại cuộc họp ngày 09/01/2020 là Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc được giữ lại và khung bộ tứ được hình thành: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch quốc hội Trương Thị Mai.

Còn BBC Tiếng Việt thì tiết lộ hai phương án nhân sự của Đảng Cộng Sản trình tại Hội nghị trung ương 15 xem xét và bỏ phiếu:

Phương án Một:

Tổng Bí thư: Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước: Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng: Vương Đình Huệ

Chủ tịch Quốc hội: Phạm Minh Chính

Phương án Hai, có chút khác biệt là đảo ngược lại hai chức danh:

Thủ tướng: Phạm Minh Chính

Chủ tịch Quốc hội: Vương Đình Huệ

Có thể thấy hai nguồn tin giống nhau đến 3 vị trí trong tứ trụ. Dù nhân vật thứ tư trong bộ tứ quyền lực của Việt Nam là bà Trương Thị Mai hay ông Phạm Minh Chính thì hai nguồn tin này mang đến bất ngờ lớn là lần đầu tiên sau nhiều năm, Nam Bộ đã không có người lọt vào tứ trụ.

Một thông tin khác được lan truyền trong những ngày nhạy cảm này là Phía miền Bắc đã giành được áp đảo 11/16 vào Bộ Chính trị, còn phía Miền Nam chỉ có 5/16 vị trí trong Bộ Chính trị.

Nhà báo Đỗ Ngà lý giải cho kết quả này như sau: Bên trong ĐCS có thể nhìn ra hai phe lớn rất rõ, phe Lò (có thể hiểu là phe miền Bắc mà đại diện là đương kim Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người đốt lò vĩ đại) và phe Củi (tạm hiểu là phe miền Nam đứng đầu là nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng). Hai phe này này sống mái với nhau ròng rã nhiều năm, phe Lò đốt cũng nhiều nhưng không thể đốt hết. Phe củi thì cũng không vừa, họ chấp nhận những thanh củi vừa và nhỏ bị quẳng vào lò nhưng những thanh củi lớn thì vẫn được bảo vệ tốt. Cuộc chiến giữa 2 phe kỳ này cho thấy rất rõ ràng là không cân sức, phe thì chuyên tấn công và phía còn lại chỉ chuyên phòng thủ. Chính vì vậy việc ngã giá trên bàn tiệc chia chác quyền lực cũng lệch hẳn. Đến chiếc ghế quyền lực thứ 5 trong hệ thống chính trị Việt Nam là Thường trực Ban bí thư phe miền Nam cũng không được nắm giữ.

Ảnh: 4 nhân vật được dự đoán là tứ trụ tương lai theo một nguồn tin chưa kiểm chứng

Nhà báo này gọi cuộc ngã giá, tranh giành quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam là “sới chọi khốc liệt”.

Ông viết:

Ở trung ương đảng khóa 11, trong quá trình chiến nhau đã xảy ra cái chết với Phạm Quý Ngọ và Nguyễn Bá Thanh, như thế mới thấy nó khốc liệt như thế nào. Sau khi “đổ máu” như thế thì  mới kéo nhau lên bàn đàm phán ngã giá cho đại hội 12. Ở trung ương đảng khóa 12 thì chẳng khác mấy, cũng chiến nhau khốc liệt với cái chết của Trần Đại Quang và căn bệnh mất trí của Đinh Thế Huynh thì họ mới kéo nhau “lên bàn đàm phán” kỳ đại hội 13 này. Ngoài những cái chết, những trò đầu độc ấy thì việc chiến nhau dưới cái mác “chống tham nhũng” cũng liên tục xảy ra ròng rã trong 5 năm nhiệm kỳ thì mới có được kết quả của đại hội như hôm nay chứ không dễ. Kẻ thủ lãnh của phe lò đã chiến đấu hăng máu suốt 5 năm như thế chỉ để mục đích là hưởng thành quả ở đại hội 13 mà bảo lão phải rút lui để cho thế hệ trẻ tiếp quản thì làm sao lão cam tâm được chứ? “Công tao khổ cực 5 năm mới giành được làm sao tao dâng đứa khác ăn được chứ? Không đời nào!”. Chính vì thế mà lão phải bám ghế, dù còn chút hơi tàn cũng phải bám vì đó là công lao của lão nên Trần Quốc Vượng đừng có hòng.

Đó là toàn cảnh của sới chọi trong suốt 5 năm qua, và cho dù 5 năm tới cũng vậy. Cũng chiến nhau, cũng thuốc nhau, cũng đánh nhau dưới chiêu bài “chống tham nhũng”. Rồi 5 măm tới cũng sẽ có kẻ chết, cũng sẽ có ngã bệnh một cách khó hiểu, rồi cũng có kẻ vào tù vv… Tất cả đều phục vụ một mục đích duy nhất, đó là giành ăn, hết. Chỉ tội cho người dân Việt, vì hiểu biết còn hạn chế vẫn cứ tung hô “Bác tổng diệt trừ tham nhũng cho dân nhờ”. Dân mình khá dễ dãi, họ thấy diệt được tên tham nhũng thì họ mừng, nhưng tên trám vào đó có trong sạch hay không thì họ không cần biết. Cái thể chế đã hổng thì thằng nào ngồi vào ghế quyền lực cũng ăn chứ chẳng có đứa nào có thể “sạch” được. Tuy nhiên, nói đến “thể chế” thì không mấy ai chịu tìm hiểu tới nơi. Chính vì vậy nên dân Việt còn bị CS lừa lâu lắm.

Ảnh: Ông Nguyễn Phú Trọng dắt tay ông Trần Quốc Vượng, thường trực Ban Bí Thư, bên lề cuộc họp của Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản, Hà Nội, ngày 21/06/2019 khiến giới quan sát nhận định ông Nguyễn Phú Trọng chọn ông Trần Quốc Vượng làm người kế nhiệm

Việc ông Trọng tiếp tục ngồi ghế đỉnh cao quyền lực không khiến dư luận trong và ngoài nước ngạc nhiên.

Bởi một hai tháng gần đây, ông Trọng xuất hiện dày đặc trong các sự kiện hội nghị tổng kết các ban bộ ngành về chống tham nhũng, thi đua, mặt trận, công an, quân đội… mà như nhà quan sát Lê Văn Đoành nhận định là ông Trọng muốn chứng minh kiểu Nguyễn Bá Thanh năm xưa, sắp chết vẫn “Tau khoẻ mà, có chi mô“.

Hơn nữa, những dư luận viên cùng bồi bút quốc doanh, công khai trên báo chí và Facebook cá nhân rằng, đảng viên, lão thành cách mạng và nhân dân mong muốn ông Trọng tái cử. Kinh hơn nữa, họ ngỏ rằng nếu cần cứ mạnh dạn sửa điều lệ Đảng để Tổng – Chủ Trọng có cơ hội “công hiến” thêm nhiệm kỳ tổng bí thư thứ ba, hoặc chí ít cũng nửa nhiệm kỳ.

Ông Đoành cũng chua xót bày tỏ:

Đại hội lần thứ 13 của Đảng cộng sản sẽ khai mạc vào cuối tháng 01/2021. Đại hội 13, ứng với 13 cơn bão đổ bộ vào đất nước này trong năm 2020. Cũng thật kỳ lạ khi con số tướng tá quân đội bị chôn vùi trong sự cố sạt lở thuỷ điện Rào Trăng là 13 và tổng số quân dân chết vì bão lũ vừa qua, được thống kê là 130 người.

Quốc gia đại nạn, dịch bệnh từ anh “bạn vàng” lan sang làm dân tình khốn đốn. Chỉ có dân nghèo là gánh chịu thiên tai từ cơn thịnh nộ của trời đất. Quan lại từ địa phương đến trung ương mặc sức vơ vét hàng trăm ngàn tỷ, phè phỡn, đại hội và chia ghế.

Nhìn đồng bào bảy tỉnh miền Trung rồng rắn ngửa tay nhận tiền quyên góp từ bá tánh, từ cô ca sĩ Thuỷ Tiên, không biết những bậc thầy “cao cấp lý luận” hai miền Nam – Bắc có thấy hổ thẹn?

Ảnh chụp màn hình một bài báo trong nước hôm 24/06/2020 cho biết cử tri mong muốn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tham gia nhiệm kỳ tới

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Trung ương 15: Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư, Nguyễn Xuân Phúc – Chủ tịch nước (Tin nội chính)

>>> Nguyễn Phú Trọng tham quyền cố vị hay còn lý do nào khác?

>>> Nguyễn Phú Trọng đơn độc – hình ảnh ‘người cộng sản cuối cùng’

Giáo sư Carl Thayer: ‘Tôi muốn Thủ tướng Phúc làm tiếp nhiệm kỳ hai’


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT