Trung Quốc ra luật mới để chống lại các lệnh trừng phạt của Trump

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=LwXtjMvG2xk

Trung Quốc đang chống lại một loạt các lệnh trừng phạt của Mỹ bằng các quy tắc mới nhằm bảo vệ các công ty Trung Quốc khỏi các luật nước ngoài “phi lý”.

Những thay đổi được công bố vào cuối tuần qua cho phép tòa án Trung Quốc trừng phạt các công ty tuân thủ theo những hạn chế như vậy.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục nhắm vào các công ty Trung Quốc mà ông cho là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ.

Các biện pháp bao gồm trừng phạt các công ty cung cấp linh kiện cho các công ty nằm trong danh sách đen.

Hôm thứ Hai, ba công ty viễn thông lớn của Trung Quốc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) được cho là sẽ chứng kiến cổ phiếu của họ bị hủy niêm yết dựa trên những cáo buộc có quan hệ với quân đội nước họ.

NYSE sẽ loại bỏ China Mobile, China Telecom và China Unicom Hong Kong, dựa trên lệnh hành pháp được ông Trump ký vào tháng 11.

Vụ hủy niêm yết diễn ra sau một loạt các hành động chống lại các công ty Trung Quốc trong những tháng gần đây gồm TikTok, Huawei và nhà sản xuất chip Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC).

Tuần trước, ông Trump đã ký một sắc lệnh cấm việc giao dịch với 8 ứng dụng của Trung Quốc, gồm cả nền tảng thanh toán phổ biến Alipay, cũng như WeChat Pay.

Tổng thống Mỹ tuyên bố các công ty công nghệ này chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc – những cáo buộc mà các công ty đã phủ nhận.

Trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, Bộ Thương mại Trung Quốc đã đưa ra các quy định mới về “chống lại việc áp dụng luật nước ngoài một cách phi lý“.

Bert Hofman, Giám đốc Viện Đông Á tại Đại học Quốc gia Singapore, nói rằng:

Các pháp nhân bị tổn thương do áp dụng luật pháp nước ngoài có thể đưa ra các thủ tục pháp lý trước tòa và yêu cầu bồi thường thiệt hại“. “Chính phủ cũng có thể thực hiện các biện pháp đối phó khác.”

Các biện pháp có hiệu lực ngay lập tức này không đề cập trực tiếp đến Mỹ, cho dù Trung Quốc từ lâu đã than phiền về các lệnh trừng phạt và hạn chế thương mại của Mỹ.

Ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump

Nhưng các chuyên gia pháp lý cho rằng vẫn chưa rõ luật mới sẽ được thực thi như thế nào.

Một điểm vẫn cần được làm rõ là liệu lệnh này nhằm mục đích là nhắm đến các trừng phạt cụ thể đối với Trung Quốc hay các biện pháp trừng phạt nhắm vào nước thứ ba, chẳng hạn như Iran hoặc Nga mà tác động bất lợi lên các công ty Trung Quốc“, Nicholas Turner, một luật sư tại Steptoe & Johnson ở Hong Kong, nói với BBC.

Các công ty có lợi ích kinh doanh đáng kể ở Trung Quốc có thể cần phải hoạt động thận trọng.”

Ông Turner tin rằng Trung Quốc cũng đang tự bảo vệ mình trước các lệnh trừng phạt trong tương lai mà ông Trump có thể đưa ra trước khi ông rời Nhà Trắng vào cuối tháng này.

Tôi đang mong đợi nhiều hành động hơn sẽ được thực thi trước ngày 20 [tháng 1] dựa trên các tuyên bố của bộ ngoại giao Mỹ, dù rằng vẫn còn phải xem liệu họ có thể thúc đẩy bất kỳ hành động mới nào kịp lúc hay không,” ông nói thêm.

Chính quyền Tổng thống Trump cứng rắn với Trung Quốc đến phút chót

Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 9-1 thông báo dỡ bỏ các hạn chế liên lạc giữa giới chức Mỹ và phía Đài Loan, động thái nhiều khả năng khiến quan hệ Washington-Bắc Kinh tiếp tục leo thang căng thẳng trong những ngày cuối cùng của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Mặc dù Mỹ, cũng giống như phần lớn các nước, không có quan hệ chính thức với Đài Loan, chính quyền Tổng thống Trump tăng cường các biện pháp hỗ trợ vùng lãnh thổ này thông qua thỏa thuận bán vũ khí và các đạo luật giúp họ đối phó với sức ép từ Trung Quốc.

Ngoại trưởng Pompeo mới đây khẳng định trong nhiều thập kỷ, Bộ Ngoại giao Mỹ đã áp lệnh hạn chế các nhà ngoại giao, thành viên công vụ và những quan chức khác liên lạc với Đài Loan.

Ảnh: Hôm 5-1, tổng thống Donald Trump đã ký lệnh cấm Alipay và bảy ứng dụng khác của Trung Quốc

Hôm nay, tôi thông báo dỡ bỏ mọi biện pháp hạn chế này” – Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố.

Theo Reuters, đây dường như là một nỗ lực mới của chính quyền Tổng thống Trump nhằm củng cố lập trường cứng rắn với Bắc Kinh trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức vào ngày 20-1.

Văn phòng Đại diện Văn hóa và Kinh tế Đài Bắc ở Washington khẳng định tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo cho thấy mối quan hệ vững mạnh giữa Đài Loan và Mỹ.

Tuần tới, Đại sứ Mỹ lại Liên Hiệp Quốc Kelly Craft sẽ viếng thăm Đài Loan để gặp gỡ giới chức cấp cao của vùng lãnh thổ này. Bắc Kinh hôm 7-1 cảnh báo Washington rằng họ “đang đùa với lửa“.

Trước đó, Trung Quốc triển khai chiến đấu cơ tiếp cận Đài Loan trong lúc Bộ trưởng Dịch vụ Y tế và Nhân sinh Mỹ Alex Azar và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach viếng thăm hòn đảo này, lần lượt vào tháng 8 và tháng 9-2020.

Chính phủ Mỹ duy trì quan hệ với các đối tác không chính thức trên toàn thế giới và Đài Loan cũng không ngoại lệ…Tuyên bố hôm nay xác nhận quan hệ Đài Loan-Mỹ không cần, không nên, bị trói buộc bởi các hạn chế tự áp đặt” – Ngoại trưởng Pompeo khẳng định.

Trong khi đó, trong một tuyên bố chung hôm 9-1, Mỹ, Anh, Úc và Canada thể hiện “sự quan ngại sâu sắc” với việc Bắc Kinh bắt giữ hàng chục nhà hoạt động dân quyền ở Hồng Kông.

Trước đó, vào ngày 6-1, thông qua luật an ninh Hồng Kông, hơn 1.000 cảnh sát đã bắt giữ 53 nhà hoạt động, trong đó có một công dân Mỹ, với cáo buộc “âm mưu lật đổ” chính quyền Trung Quốc.

Ảnh: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 5-1 đã ký lệnh cấm giao dịch với 8 ứng dụng của Trung Quốc.

Các ứng dụng bao gồm nền tảng thanh toán được ưa chuộng Alipay, QQ Wallet và WeChat Pay.

Lệnh có hiệu lực sau 45 ngày, nói rằng các ứng dụng đang bị cấm vì chúng là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Lệnh này chỉ ra rằng các ứng dụng có khả năng được sử dụng để theo dõi và xây dựng hồ sơ về các nhân viên liên bang Hoa Kỳ.

Tencent QQ, CamScanner, SHAREit, VMate và WPS Office cũng bị nằm trong danh sách cấm giao dịch. Lệnh chỉ có hiệu lực sau khi ông Trump rời chức vụ tổng thống.

Hoa Kỳ phải có hành động tích cực chống lại những người phát triển hoặc kiểm soát các ứng dụng phần mềm được kết nối của Trung Quốc để bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta,” lệnh này cho biết.

Lệnh của Tổng thống Trump nói rằng “bằng cách truy cập vào các thiết bị điện tử cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính, các ứng dụng phần mềm được kết nối của Trung Quốc có thể truy cập và thu thập rất nhiều thông tin từ người dùng, bao gồm thông tin nhận dạng cá nhân nhạy cảm và thông tin riêng .”

Chính quyền Trump đã tăng cường áp lực lên các công ty Trung Quốc trong những tháng cuối cùng ông nắm quyền, bao gồm cả những công ty mà họ coi là nguy cơ đối với an ninh quốc gia.

Tổng thống Trump đã ký lệnh hành pháp nhắm vào một loạt công ty Trung Quốc, cho rằng các công ty này có thể chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc.

Ứng dụng truyền thông xã hội TikTok của Trung Quốc và gã khổng lồ viễn thông Huawei nằm trong số các công ty là nạn nhân cuộc đàn áp của Washington.

Tháng trước, Bộ Thương mại Mỹ đã thêm hàng chục công ty Trung Quốc, bao gồm nhà sản xuất chip hàng đầu của nước này là SMIC và nhà sản xuất máy bay không người lái DJI Technology, vào danh sách đen thương mại.

Chính quyền Mỹ cũng hạn chế một số công ty Trung Quốc và Nga bị cáo buộc có quan hệ quân sự không được mua hàng hóa và công nghệ nhạy cảm của Mỹ.

Ảnh: WeChat Pay là một dịch vụ thanh toán di động và ví kỹ thuật số, cho phép người dùng thực hiện thanh toán di động và giao dịch trực tuyến. Tính đến tháng 3 năm 2016, WeChat Pay đã có hơn 300 triệu người dùng

Trung Quốc đã liên tục phủ nhận các tuyên bố rằng các công ty này chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc và đã đáp trả bằng cách áp đặt luật hạn chế xuất khẩu công nghệ quân sự.

Vào tháng Tám, Mỹ đã ra lệnh cho ByteDance, chủ sở hữu của ứng dụng truyền thông xã hội TikTok, đóng cửa hoặc bán bớt tài sản của mình tại Mỹ.

Mặc dù không đáp ứng được thời hạn để hoàn thành việc bán, Mỹ vẫn chưa đóng cửa ứng dụng này và các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục trong tương lai.

Thất bại trong việc hủy niêm yết chứng khoán

Lệnh cấm mới nhất được đưa ra khi Nhà Trắng lặng lẽ thúc đẩy Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) xem xét lần thứ hai quyết định hủy niêm yết ba gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc.

Tuần trước, NYSE thông báo họ sẽ hủy niêm yết China Mobile, China Telecom và China Unicom theo một lệnh hành pháp khác.

Tuy nhiên, vào thứ Hai, NYSE đã đảo ngược quyết định đó, thông báo rằng họ quyết định không hủy niêm yết ba công ty sau khi tham vấn thêm với các nhà quản lý Hoa Kỳ.

NYSE đưa ra quyết định dựa trên sự không rõ ràng về việc liệu lệnh nói trên có thực sự nhắm vào các chứng khoán này hay không.

Tuy nhiên, sàn giao dịch đã phải chịu áp lực về quyết định của mình.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã gọi điện cho Chủ tịch NYSE Stacey Cunningham để nói với bà rằng ông không đồng ý với quyết định này, theo Reuters.

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa và người theo đường lối cứng rắn với Trung Quốc Marco Rubio cũng đã lên tiếng, nói rằng việc NYSE từ chối hủy niêm yết các công ty là một “nỗ lực thái quá” nhằm phá hoại lệnh hành pháp của Tổng thống.

NYSE thuộc sở hữu của Sàn giao dịch Liên lục địa (ICE) có trụ sở tại Atlanta, do tỷ phú Jeffrey Sprecher điều hành.

Vợ ông, Kelly Loeffler là một trong hai thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đang đối mặt với cuộc bầu cử sơ bộ vào thứ Ba ở Georgia.

Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Trung Quốc toàn trị và hiếu chiến buộc phương Tây phải đối đầu

>>> Vì sao Nguyễn Phú Trọng xử Đinh La Thăng ngay sát ngày đại hội?

>>> Đại hội 13: Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc ‘có thể là trường hợp đặc biệt’

Đảng “mơ” liêm chính – Cán bộ nhận quà


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT