Mỹ chuẩn bị ra đòn trừng phạt các công ty nhà nước Trung Quốc

https://youtu.be/Nq7I-LZ7adU
Link Video: https://youtu.be/Nq7I-LZ7adU

Một số công ty nhà nước Trung Quốc có thể sẽ phải đối diện với trừng phạt của Hoa Kỳ, vì vai trò của họ trong việc mở rộng sự hiện diện của nước này tại Biển Đông, theo SCMP.

Tờ South China Morning Post hôm thứ Bảy cho biết ông David Stilwell, phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, tuần này cáo buộc Trung Quốc đã sử dụng các công ty nhà nước, để bắt nạt các nước láng giềng trong khu vực Biển Đông ngõ hầu bảo đảm trữ lượng dầu mỏ và khoáng sản.

Ông Stilwell cũng gợi ý rằng Hoa Kỳ có thể sẽ đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức và doanh nghiệp liên quan.

Được biết, trong bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế hôm thứ Ba, ông David Stilwell nêu đích danh Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC) thuộc sở hữu nhà nước, đã giúp phát triển nhiều hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông, và Tổng Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), đặt một giàn khoan lớn trong vùng biển tranh chấp cũng được Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Trong khi ông David Stilwell không nói các biện pháp trừng phạt sẽ như thế nào, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Marco Rubio trước đó cũng đã thúc đẩy các biện pháp trừng phạt đối với một số công ty nhà nước Trung Quốc – trong đó có CNOOC, CCCC và hai công ty con – yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ chặn tài sản của họ ở Mỹ và loại trừ quan chức các công ty làm kinh doanh tại Mỹ.

Bình luận của David Stilwell được đưa ra sau khi Washington bác bỏ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc với Biển Đông, làm tăng nguy cơ tình trạng đối đầu có thể xảy ra giữa hai nước.Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông và các nguồn tài nguyên ngoài khơi của họ dựa trên cái gọi là ”đường chín đoạn”, nhưng nhiều nước láng giềng, gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, có quan điểm trái ngược.

Giới quan sát cho biết bất kỳ lệnh trừng phạt nào cũng sẽ phụ thuộc vào cách Mỹ và các nước Đông Nam Á định nghĩa hành động của Trung Quốc.

Thỏa thuận giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á về thời điểm và nơi Trung Quốc có thể được coi là hành động bất hợp pháp… tạo tiền đề cho các cuộc đàm phán, hoặc hành động pháp lý của các quốc gia bị kích động“, Jay Batongbacal, giáo sư về vấn đề hàng hải quốc tế tại Đại học Philippines, nói.”Chẳng hạn, nếu CNOOC tìm cách trao quyền các khối thăm dò trên một khu vực của thềm lục địa của Malaysia, Malaysia và Mỹ sẽ có lý khi có hành động pháp lý chống CNOOC, nếu CNOOC có hoạt động kinh doanh khác với họ“, ông Batongbacal nói.

Điều này có thể gây tổn hại nhiều hơn, khi nhiều công ty nhà nước Trung Quốc đã tích cực tham gia vào Sáng kiến Vành đai và Con đường, kế hoạch thúc đẩy đầu tư và cơ sở hạ tầng toàn cầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ví dụ, CNOOC sở hữu các dự án trên bờ ở các tiểu bang Texas, Colorado và Wyoming của Hoa Kỳ, cũng như ở Vịnh Mexico, trong khi công ty con của nó có cổ phần trong một số dự án dầu ở Mỹ.

CCCC, trong khi đó, đã hợp tác chặt chẽ với các nước Đông Nam Á và vào tháng 12, giành được hợp đồng trị giá 10 tỷ đôla để xây dựng một sân bay quốc tế bên ngoài Manila, theo chương trình Vành đai và Con đường.

Ngay sau khi Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc tại The Hague vào năm 2013, Bắc Kinh đã tiến hành cuộc nạo vét chưa từng có ở quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, để tạo ra bảy hòn đảo nhân tạo, International Financial News, một tờ báo liên kết với cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Daily Daily, đưa tin năm 2015.

Vào tháng Năm, 2014, được theo sau bởi 86 tàu Trung Quốc, bao gồm tàu khu trục hải quân và hai tàu đổ bộ, giàn khoan Haiyang Shiyou 981 trị giá 1 tỷ đôla đã được chuyển đến vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.

Bắc Kinh nói giàn khoan Haiyang Shiyou 981 hoạt động trong lãnh thổ của mình, nhưng Hà Nội nói dàn khoan này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hà Nội cũng cáo buộc Bắc Kinh đã sử dụng chiến thuật bắt nạt và tìm cách đâm vào các tàu đánh cá Việt Nam ở vùng biển giàu năng lượng.

Dàn khoan này đã được gỡ bỏ vào tháng Bảy cùng năm, động thái mà Bắc Kinh cho là phù hợp với kế hoạch ban đầu của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã bị chỉ trích khắp nơi vì xây dựng đảo và quân sự hóa Biển Đông.

Các công ty nhà nước Trung Quốc đã nhiệt tình tham gia vào nỗ lực phát triển này, với các hình ảnh vệ tinh được phân tích bởi tư vấn quốc phòng IHS Jane cho thấy Công ty nạo vét Thiên Tân – một công ty con của CCCC – đã đóng một vai trò trong việc phát triển các đảo san hô – bao gồm các rạn san hô đá vành Khăn và đá Chữ Thập – vào các hòn đảo lớn hơn hiện là nhà của phi đạo và các cơ sở quân sự.

Trước đó, trong tuyên bố được đưa ra sáng 14/7, Hoa Kỳ khẳng định:

Hoa Kỳ bảo vệ một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở“, và tuyên bố:

Các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi tại hầu hết Biển Đông, cũng như chiến dịch bắt nạt để kiểm soát các nguồn tài nguyên đó, là hoàn toàn bất hợp pháp.”

Hoa Kỳ cũng cho rằng mong muốn giữ “hòa bình và ổn định, tự do trên biển theo luật pháp quốc tế” vì “lợi ích chung” “đã gặp phải sự đe dọa chưa từng thấy từ Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa.

Bắc Kinh sử dụng sự hăm dọa nhằm làm suy yếu quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển ở Đông Nam Á, bắt nạt họ trong vấn đề tài nguyên ngoài khơi, khẳng định sự thống trị đơn phương và thay thế luật pháp quốc tế bằng “chân lý thuộc về kẻ mạnh”. Phương pháp tiếp cận này của Bắc Kinh đã được thể hiện rõ trong nhiều năm. Năm 2010, Bộ trưởng Ngoại giao của CHND Trung Hoa khi đó là ông Dương Khiết Trì đã tuyên bố với những người đồng cấp ASEAN rằng “Trung Quốc là một nước lớn và các quốc gia khác là nước nhỏ và đó là sự thật.”

Thế kỷ 21 không có chỗ cho thế giới quan đầy dã tâm của CHND Trung Hoa.”

CHND Trung Hoa không có căn cứ pháp lý nào để đơn phương áp đặt ý chí của họ lên khu vực. Bắc Kinh đã không đưa ra cơ sở pháp lý rõ ràng nào cho yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông kể từ họ khi chính thức công bố vào năm 2009. Trong một phán quyết được đồng thuận ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài được thành lập theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 – mà CHND Trung Hoa là một thành viên – đã bác bỏ các yêu sách hàng hải của CHND Trung Hoa vì không có căn cứ dựa trên luật pháp quốc tế. Tòa Trọng tài đứng về phía Philippines, bên đưa vụ việc lên Tòa Trọng tài, trong hầu hết các yêu sách của nước này.”

Thông cáo của Hoa Kỳ cũng nhắc lại phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 và cho rằng đây là “phán quyết cuối cùng” và “mang tính ràng buộc về pháp lý với cả hai bên“.

Mỹ áp đặt lệnh cấm liên quan 5 công ty công nghệ của Trung uốc

Theo văn bản chính thức công bố ngày 16/7, Chính phủ Mỹ sẽ cấm các cơ quan chính phủ mua thiết bị và dịch vụ của bất kỳ công ty nào sử dụng sản phẩm của 5 công ty công nghệ của Trung Quốc, gồm Huawei, ZTE, Hytera Communications, Hangzhou Hikvision Digital Technology và Dahua Technology.

Hãng thông tấn Kyodo dẫn các văn bản trên cho biết lệnh cấm sẽ có hiệu lực từ ngày 13/8, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump duy trì quan điểm cứng rắn đối với Huawei và các công ty công nghệ khác của Trung Quốc, cho rằng các công ty này gây nguy cơ đối với an ninh quốc gia của Mỹ.

Theo Công báo liên bang, các cơ quan Mỹ sẽ không được ký kết, gia hạn hay kéo dài hợp đồng với những công ty sử dụng các dịch vụ và thiết bị viễn thông và giám sát qua video do các công ty của Trung Quốc nói trên cung cấp. Một số trường hợp có thể được miễn áp dụng lệnh cấm trong những hoàn cảnh nhất định, trên cơ sở xem xét từng trường hợp.

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 15/7 cho biết Mỹ sẽ áp đặt hạn chế thị thực đối với một số nhân viên làm việc cho các công ty công nghệ của Trung Quốc giống như công ty Huawei.

Cuối tháng 6 vừa qua, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) chính thức xác định các tập đoàn viễn thông Huawei và  ZTE của Trung Quốc là “mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ“, theo đó tuyên bố cấm các công ty của Mỹ sử dụng ngân sách của chính phủ trị giá 8,3 tỷ USD để mua thiết bị từ những công ty này. FCC yêu cầu các nhà mạng ở khu vực nông thôn loại bỏ và thay thế các thiết bị của hai công ty công nghệ của Trung Quốc này ra khỏi mạng hiện nay của Mỹ.

Quan hệ Anh-Trung Quốc đang xấu đi.

Đêm 14/7, giờ Việt Nam, Chính phủ Anh chính thức công bố lệnh cấm Huawei. Phát biểu với Quốc hội sau khi Thủ tướng Boris Johnson chủ trì các cuộc họp nội các và Hội đồng An ninh Quốc gia, Bộ trưởng Truyền thông Oliver Dowden nêu rõ, “từ cuối năm nay, các nhà cung cấp viễn thông không được phép mua bất cứ thiết bị 5G nào từ Huawei và loại bỏ toàn bộ thiết bị của nhà viễn thông này vào cuối năm 2027”.

Như vậy, chỉ mất 6 tháng để một quyết định của một quốc gia bị lật ngược hoàn toàn. Hồi tháng Giêng, Anh vẫn coi Huawei là nhà cung cấp viễn thông đáng tin cậy, Thủ tướng Boris Johnson còn bật đèn xanh cho phép nhà mạng này tham gia có giới hạn vào cơ sở hạ tầng mạng 5G. Nhưng cuối cùng, trước sức ép của Mỹ, lệnh cấm Huawei đã được thông qua, đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong chính sách của London với Bắc Kinh.

Gần đây, chính phủ Anh không chỉ cấm hoàn toàn thiết bị 5G của Huawei mà còn tấn công Trung Quốc trong các vấn đề Hồng Kông và Tân Cương. Bộ trưởng Ngoại giao Anh nói “sẽ có hành động với Trung Quốc”.

Tờ Daily Express của Anh ngày 19/7 đưa tin, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab đã cảnh báo, việc kinh doanh với Trung Quốc sẽ không trở lại bình thường và ông ám chỉ rằng mối quan hệ giữa Anh và Bắc Kinh sẽ có thay đổi lớn. Raab cũng cho biết Anh có thể đình chỉ hiệp ước dẫn độ đối với Hồng Kông.

Ông Raab nói rằng nhân quyền của người dân tộc thiểu số ở Tân Cương rõ ràng đã bị vi phạm nghiêm trọng, ông đã thề sẽ có các biện pháp trừng phạt chống lại Trung Quốc.

Ngoài ra, khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn của truyền thông liệu ông có đồng ý với lời kêu gọi của cựu lãnh đạo MI6, cơ quan Tình báo Quân đội Anh về việc xác định lại quan hệ với Trung Quốc hay không? Ngoại trưởng Raab nói cần phải rất thận trọng khi xử lý quan hệ với Trung Quốc. Anh hy vọng có mối quan hệ tích cực, hợp tác với Trung Quốc trong các vấn đề thương mại, đầu tư và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, trong các vấn đề lợi ích then chốt và quan niệm giá trị quan trọng, Anh cần nêu rõ quan điểm của mình với Trung Quốc, giống như trong các vấn đề Hồng Kông và Huawei. Ông Raab nhấn mạnh, quan hệ Anh-Trung có thể không thể giống như trước đây.

Reuters ngày 19/7 đưa tin, hôm 6/7, Ngoại trưởng Anh cũng đã tuyên bố sẽ trừng phạt 49 cá nhân và tổ chức của Nga, Ả Rập Saudi, Myanmar và Bắc Triều Tiên vì bị nghi ngờ “vi phạm nhân quyền“. Được biết, đây là lần đầu tiên Anh tuyên bố trừng phạt sau Brexit, và cũng là lần đầu tiên Vương quốc Anh tuyên bố riêng rẽ các lệnh trừng phạt. Trước đây, London đều hành động phối hợp với Liên minh châu Âu và Liên hợp quốc.

Ảnh: Các cảnh quay của máy bay không người lái cho thấy hàng dài người Duy Ngô Nhĩ bị còng tay, bịt mắt và trùm kín đầu để dẫn đến tàu hỏa. Họ có thể biến mất hoặc chết mà không ai biết tên tuổi của họ. Ngoài ra, các bản báo cáo và nhân chứng đã cáo buộc Trung Quốc cố gắng giảm dân số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương bằng cách triệt sản bắt buộc.

Theo Reuters, một số nghị sĩ quốc hội của đảng Bảo thủ Anh tuyên bố rằng các lệnh trừng phạt mới của Anh cũng nên được áp dụng cho các quan chức Trung Quốc.

Về vấn đề Hồng Kông, Lưu Hiểu Minh nhấn mạnh ý nghĩa cốt lõi của “Tuyên bố chung Trung-Anh” là xác nhận Trung Quốc thu hồi Hồng Kông. “Tuyên bố chung” không có một từ hoặc điều khoản nào cho phép Vương quốc Anh chịu trách nhiệm gì đối với Hồng Kông sau khi Hồng Kông trở về với Trung Quốc. Anh không có chủ quyền, quyền quản trị hoặc giám sát đối với Hồng Kông sau khi nó trở về Trung Quốc. Hồng Kông là một khu vực hành chính đặc biệt của Trung Quốc. Ông nói: “Mọi công việc của Hồng Kông hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và không cho phép sự can thiệp từ bên ngoài. Trung Quốc kiên định quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia, lợi ích an ninh và phát triển của quốc gia. Chúng tôi kêu gọi phía Anh ngừng ngay lập tức việc nhúng tay vào vấn đề Hồng Kông và ngừng can thiệp vào các công việc nội bộ của Trung Quốc”.

Trong một diễn biến khác, tờ Sunday Times của Anh ngày 19/7 đưa tin, Bộ trưởng Ngoại giao Dominic Raab sẽ đưa ra một tuyên bố tại Quốc hội vào ngày 20/7, nói chính phủ Anh lo lắng rằng sau khi luật An ninh Quốc gia cho Hồng Kông có hiệu lực sẽ trở thành công cụ để Bắc Kinh buộc những người bất đồng chính kiến ở nước ngoài im lặng; vì vậy Anh có thể tạm ngừng thực thi Hiệp định dẫn độ được ký giữa chính phủ Anh và Hồng Kông.

Sunday Times nói, ông Raab sẽ đưa ra các bước tiếp theo mà Anh sẽ áp dụng đối với Hồng Kông vào ngày 20. Báo này nói, Bộ Ngoại giao Anh đã xác nhận họ sẽ cung cấp cho các thành viên của Quốc hội thông tin cập nhật về các biện pháp sẽ áp dụng trước việc Trung Quốc thực thi luật ANQG mới ở Hồng Kông, nhưng từ chối bình luận về những biện pháp bổ sung sẽ được thực hiện.

Ông Tom Tugendhat, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, người của Đảng Bảo thủ và 18 nghị sĩ ngày 18/7 đã gửi cho ông Raab một lá thư chung, yêu cầu ông xác nhận việc đình chỉ Hiệp định dẫn độ với Hồng Kông.

Họ chỉ ra trong thư rằng các đồng minh của Anh như Mỹ, Canada và Australia đều đã đình chỉ Hiệp định dẫn độ với Trung Quốc. New Zealand cũng đã bắt đầu xem xét các thỏa thuận có liên quan của nước này.

Hoàng Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Tuyên bố của Hoa Kỳ về Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đến Việt Nam?

>>> Chính phủ bà Merkel đã nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc làm theo những trò bẩn?

>>> Chuyên gia: Mỹ sẽ ‘hành động mạnh hơn’ sau khi bác yêu sách Biển Đông của TQ

https://www.youtube.com/watch?v=cqLf5RKC4QI
Kẹp Tỷ dân, TQ toàn trị – Đè thế giới, Bắc Kinh bá quyền