Nghi án Tenma: quan Việt ăn vặt 5,4 tỷ đồng

Các chuyên gia về chính sách chống tham nhũng của Nhật Bản nói với BBC News Tiếng Việt rằng Nhật Bản những năm gần đây trở nên chủ động hơn trong điều tra cáo buộc các vụ hối lộ ở hải ngoại.

Bình luận đưa ra trong bối cảnh truyền thông Nhật nói một công ty Nhật, Tenma Việt Nam, hai lần hối lộ tổng cộng 25 triệu yên cho một số cán bộ, công chức Việt Nam.

Bình luận về sự việc, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng nói nếu có việc nhận hối lộ thì thì đây là “hành vi ăn vặt” và sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam. Cách dùng từ ngữ tượng hình “ăn vặt” đã khiến cho cư dân mạng xôn xao bình phẩm, vì 25 triệu yên Nhật tương đương 5,4 tỷ đồng Việt nam cũng không phải là con số nhỏ.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao các cơ quan chức năng khẩn trương kiểm tra sau khi báo Nhật tường thuật công ty sản xuất nhựa Tenma, đặt trụ sở ở Tokyo, đã tự nguyện báo với công tố viên quận Tokyo rằng Tenma Việt Nam đã hối lộ 2 lần cho một số cán bộ hải quan và ngành thuế Bắc Ninh để được giảm thuế.

Eiji Oyamada, giáo sư ở Đại học Doshisha, Kyoto, nói với BBC rằng vụ Tenma chưa được đăng tải nổi bật trên báo chí Nhật.

Ông nhận xét trong quá khứ, Nhật Bản không tỏ ra chủ động khởi tố các cáo buộc hối lộ ở nước ngoài, mặc dù Nhật là thành viên hiệp ước chống hối lộ của nhóm OECD.

Nhóm theo dõi chống hối lộ của OECD từng bày tỏ không hài lòng về thiếu nỗ lực của chính phủ Nhật khi thực hiện hiệp định, nhiều năm trước đây.”

“Tuy nhiên, gần đây hơn, chính phủ nhận thức về tầm quan trọng của các vụ tham ô hải ngoại của công ty Nhật, đặc biệt sau khi Mỹ và Anh có luật rất nghiêm chống hối lộ ở nước ngoài.”

Tại Nhật, kể từ tháng Sáu 2018, những người bị tố cáo một số tội danh, trong đó có hối lộ, lần đầu tiên có thể đạt thỏa thuận thương lượng với công tố.

Có nghĩa là họ có thể nhận hình phạt nhẹ hơn, hoặc không bị phạt, nếu họ tiết lộ thông tin dùng để khởi tố những người khác.

Tháng Bảy 2018, Mitsubishi Hitachi Power Systems, Ltd nói họ đã đạt thỏa thuận thương lượng trong vụ hối lộ liên quan dự án nhà máy ở Thái Lan. Đây là lần đầu tiên có thỏa thuận như thế từ khi Nhật đưa ra hệ thống mới này.

Matthew Carlson, giáo sư tại Đại học Vermont, Hoa Kỳ, nói với BBC rằng thực tế Nhật rất ít khởi tố về hối lộ ở hải ngoại.

Công tố viên ở Nhật, theo truyền thống, chỉ tập trung vào những vụ tham ô lớn, những vụ mà họ có thể kết tội.”

“Tại Nhật từ sau 1945, có rất ít bê bối dính líu hối lộ ở hải ngoại.”

Ảnh 1: Trụ sở Công ty Tenma Việt Nam tại Khu Công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Thực tế, từ khi Nhật đưa tội hối lộ hải ngoại vào Luật Chống Cạnh tranh bất công năm 1998, đã chỉ có năm vụ khởi tố hối lộ hải ngoại, tính đến cuối năm 2019. Nhưng trong năm vụ này, thì đã có hai vụ liên quan Việt Nam.

Một vụ liên quan phát hiện Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) đã hối lộ tổng cộng 820.000 USD để được tham gia dự án giao thông có vốn vay Nhật Bản tại TP HCM. Tòa ở quận Tokyo đã phạt bốn nhân viên của PCI án tù từ một năm rưỡi tới hai năm rưỡi hồi năm 2009.

PCI đã khai rằng người nhận hối lộ là ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính Thành phố Hồ Chí Minh kiêm Giám đốc Ban Quản lý PMU Đông – Tây. Ngày 12/11/2008: Bốn cựu lãnh đạo PCI ở Nhật đã nhận tội trong vụ mà bên công tố nói họ hối lộ ông Huỳnh Ngọc Sĩ hơn 2,4 triệu đô la Mỹ.

Hai tuần sau khi 4 quan chức PCI bị phía Nhật Bản bắt và đã được báo chí Nhật loan tin rộng rãi, báo chí Việt Nam vẫn im lìm, đồng thời báo chí nước ngoài lại loan tin một Thứ trưởng ngoại giao của Việt Nam đã yêu cầu phía Nhật can thiệp để báo chí Nhật ngừng đăng tin về vụ PCI trong lúc việc điều tra đang diễn ra. Việc này đã gây bất bình thêm trong công luận Nhật Bản vì ở nước Nhật có quyền tự do báo chí, Chính phủ Nhật Bản không có quyền định hướng hoặc ngăn cấm báo chí và người dân Nhật đang trông chờ một lời giải thích đúng đắn và tích cực từ phía Việt Nam.

Năm tháng sau khi vụ PCI vỡ lở tại Nhật, ông Huỳnh Ngọc Sĩ, người được nêu đích danh là nhận hối lộ vẫn tại vị. Ông Nguyễn Thành Tài, khi ấy là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nói rằng phía Nhật cần đưa ra bằng chứng rồi sẽ tiến hành xét xử chứ không thể nói chung chung …

Ảnh 2: Bốn cựu lãnh đạo PCI bị bắt giữ và khởi tố vì hối lộ một quan chức Việt Nam để trúng thầu dự án “Xây dựng Đại lộ Đông – Tây TPHCM”

Sau khi phía Nhật chuyển 3.000 trang tài liệu quy kết ông Sĩ nhận 2,4 triệu USD và tòa án Việt nam khởi tố vụ án thì cuối cùng cơ quan điều tra chỉ có được bằng chứng rằng ông Sỹ nhận 262.000 USD và đến ngày 18-1-2010 Tòa tuyên án ông Sĩ tù chung thân với hai tội danh.

>>>()

Một vụ khác là vào tháng Hai 2015 khi tòa ở Tokyo xử vụ công ty tư vấn đường sắt Japan Transportation Consultants Inc (JTC) đã hối lộ tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ba cựu lãnh đạo của JTC bị phạt tù từ hai tới ba năm và JTC bị phạt 90 triệu yên.

Giáo sư Matthew Carlson, đồng tác giả một cuốn sách về tham nhũng chính trị tại Nhật, nói ở Nhật, có khoảng cách khó phân biệt về định nghĩa hối lộ và quà tặng.

Trong vụ Tenma được báo chí đưa tin, số tiền hối lộ có vẻ không lớn.”

Có thể công ty này sẽ tìm cách biện hộ rằng việc trả tiền là cần thiết và rằng đó là hành vi kinh doanh phổ biến.”

Theo giáo sư Matthew Carlson, công tố viên Nhật Bản sẽ quan tâm điều tra về bản chất khoản tiền hối lộ và sự liên hệ giữa tiền với cán bộ thuế ở Việt Nam.

Họ sẽ tìm cách xác minh công ty Nhật định làm gì với việc trả tiền và tìm bằng chứng là nó vi phạm luật.”

Trong khi đó, giáo sư Eiji Oyamada nói nhiều công ty Nhật làm ăn ở nước ngoài hiện nay đưa chính sách chống hối lộ vào cơ chế quản trị công ty.

Tôi tin rằng Tenma cũng có chính sách này vì họ có trên sàn chứng khoán Tokyo, nên phải có trách nhiệm trình chính sách này cho cổ đông.”

Ảnh 3: ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính Thành phố Hồ Chí Minh kiêm Giám đốc Ban Quản lý PMU Đông – Tây. Trước tòa ông Sĩ vẫn kêu oan và không thừa nhận tội nhận hối lộ

Giáo sư Eiji Oyamada, một chuyên gia về chính sách chống tham nhũng của Nhật, nói tại Nhật, công chúng thường quan tâm hơn vào bê bối sử dụng tiền viện trợ ODA vì đó là tiền của người dân Nhật đóng thuế. Trong khi đó, sự quan tâm ít hơn dành cho các công ty tư nhân vì có nhận thức rằng thiệt hại gì thì cũng chỉ là tiền tư nhân.

Ngày 04/12/2008, Nhật Bản tuyên bố tạm dừng cung cấp vốn ODA cho Việt Nam vì sức ép của công luận Nhật bản sau vụ ông Huỳnh Ngọc Sĩ nhận hối lộ 2,4 triệu USD của PCI;

Giáo sư Eiji Oyamada nói: “Khi đó chính phủ Nhật tạm thời dừng cung cấp ODA cho tới khi chính phủ Việt Nam bày tỏ lập trường cứng rắn chống tham nhũng.”

Vì thế tôi đoán lần này, chính phủ Việt Nam sẽ có biện pháp chống tham nhũng nghiêm khắc hơn với cả người cho và người nhận.”

Trong vụ Tenma, giáo sư Matthew Carlson cho rằng hình phạt tại Nhật sẽ vừa phải nếu công ty này đã tự nguyện trình báo cho công tố viên ở Tokyo.

“Nếu họ đã thừa nhận một số cáo buộc, tôi không nghĩ là hình phạt sẽ nặng.”

“Trong các vụ bê bối tham ô lớn, thường thì họ áp dụng án tù treo và phạt tiền.”

“Đến nay, bê bối của vụ này có vẻ tương đối nhỏ và những người liên quan lại đang hợp tác với cuộc điều tra.”

Theo luật hiện nay của Nhật Bản, công dân Nhật hối lộ viên chức nước ngoài có thể bị tù tối đa 5 năm và tiền phạt tối đa 5 triệu yên.

Ảnh 4: Hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài gòn là một dự án từ nguồn vốn ODA

Trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt qua điện thoại, Giáo sư Trần Văn Thọ từ Tokyo nói nghi án cán bộ Việt Nam nhận hối lộ 25 triệu Yên của Công ty Nhật Bản Tenma Việt Nam, “việc xảy ra [nếu có] là đáng tiếc“.

Nhưng nếu phanh phui được ra thì là tin mà tôi cho là tích cực đối với Việt Nam. Những việc tham nhũng vòi vĩnh thì ta cũng thấy nhiều lắm rồi. Xảy ra cả với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.

“Công ty Tenma nếu so với ở Việt Nam thì cũng là lớn nhưng nếu so với các tập đoàn như Toyota, Hitachi…thì chỉ là một công ty rất nhỏ. Doanh nghiệp nhỏ nên mới dễ bị vòi vĩnh và có thể họ xem đó là “phí tổn” để tiếp tục duy trì kinh doanh. Còn đối với các công ty lớn thì việc tôn trọng pháp luật, giữ uy tín, thanh danh của công ty là quan trọng nhất“, Giáo sư Trần Văn Thọ nói.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao các cơ quan chức năng kiểm tra thông tin về vụ Tenma.

Giáo sư Trần Văn Thọ, một thành viên của Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Việt Nam, nói rằng việc chính phủ Việt Nam khi biết tin đã quyết định tiến hành điều tra nghiêm túc vụ việc là điều tốt, đáng hoan nghênh.

Nếu không có các vấn đề nhũng nhiễu doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nước ngoài nói riêng thì các dự án đầu tư của họ sẽ có hiệu quả hơn, họ không phải mất thì giờ và chi phí cho chuyện tiêu cực, và doanh nghiệp có chất lượng cao từ nước ngoài sẽ đến nhiều hơn,” Giáo sư Thọ nói thêm.

Hôm 26/05, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam nói phía Việt Nam đang phối hợp với phía Nhật để điều tra nghi vấn về vụ việc này.

Nhật là nơi xuất phát nguồn gốc thông tin của vụ việc, mình phải có phối hợp quốc tế để điều tra tội phạm,” Đại tướng Tô Lâm nói.

Ảnh 5: ba bị cáo trong vụ hối lộ triệu đô AVG – Mobiphone gồm Phạm Nhật Vũ, Trương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son

Lãnh đạo Tenma Việt Nam khai báo với giới công tố Nhật rằng đã đề xuất và được sự chấp thuận từ chủ tịch công ty để đi hối lộ cơ quan hải quan Bắc Ninh để được miễn giảm khoản truy thu thuế giá trị giá tăng với vật liệu thô nhập khẩu cũng như giảm phí cho những khoản thu không được hưởng ưu đãi thuế, truyền thông Nhật đưa tin.

Báo Tiền Phong dẫn lời Cục trưởng Cục Hải quan Bắc Ninh nói “Làm gì có chuyện Hải quan đi lấy mấy tỉ đồng để bỏ qua cho việc truy thu thuế gần 400 tỷ đồng,” ông Trần Thành Tô nói. “Doanh nghiệp Nhật Bản nói chung và Tenma nói riêng từ trước tới nay luôn chấp hành tốt pháp luật về thuế, hải quan“.

Trong khi đó, ông Ngô Xuân Tòng, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh cho biết, phía Công an tỉnh Bắc Ninh đã làm việc với nhân viên Kế toán của Tenma Việt Nam và người này “khẳng định không có việc đó“.

Hiện nay Tổng Giám đốc của Công ty Tenma chưa sang Việt Nam làm việc nên chưa thể xác định rõ thông tin này. Các cơ quan chức năng Bắc Ninh chưa nhận được bất cứ thông tin chính thức từ phía cơ quan chức năng Nhật ngoài báo chí.

“Tuy nhiên, chúng tôi đã làm việc với Công an tỉnh Bắc Ninh và Cục Hải quan Bắc Ninh, cũng đã báo cáo toàn bộ nội dung sự việc với Bộ Tài chính“, ông Tòng nói thêm.

Trong diễn biến đáng chú ý, Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan vừa quyết định đình chỉ hàng loạt lãnh đạo, cán bộ hải quan, thuế ‘dính’ nghi án nhận hối lộ 25 triệu yên (5,4 tỉ VND) của một doanh nghiệp Nhật Bản tại Bắc Ninh.

Tin cho hay ông Phạm Đức Thường – nguyên Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, là người ký quyết định kiểm tra thuế đối với Công ty Tenma Việt Nam đã bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày.

Ông Thường – nguyên Phó Cục trưởng Cục Thuế Bắc Ninh đầu tháng 5/2020 vừa mới được Tổng cục Thuế công bố quyết định bổ nhiệm giữ chức Vụ trưởng Vụ Dự toán thu thuế (Tổng cục Thuế).

Vào đầu tuần, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã yêu cầu lập ngay đoàn thanh tra giới chức thuế và hải quan để xác minh thông tin và nói nếu có việc nhận hối lộ thì thì đây là “hành vi ăn vặt” và sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.

Ảnh 6: Bộ trưởng Tô Lâm (phải) và Chánh án tòa tối cao Nguyễn Hòa Bình tại kỳ họp Quốc hội ngày 20-5

Trung Nam từ Đà nẵng – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Việt Nam: Dân vào “chảo lửa” và nền tư pháp “mù”

>>> Tứ trụ Việt Nam: Vì sao Đảng cố xếp người già ở lại?

>>> Việt Nam: Mở khu kinh tế Vân Đồn – Đặc khu trá hình

VN: Dân “rớt xuống” – Đảng “lặng im”