Theo nhận định gần đây trên truyền thông quốc tế, chính năng lực lập pháp yếu ảnh hưởng xấu kinh tế thị trường tại Việt Nam
Luật tổ chức Quốc hội Việt Nam đang được đưa ra bàn thảo sửa đổi, đang có đề xuất dành 5% số ghế đại biểu cho các chuyên gia, nhà khoa học và nhà quản lý đã đến tuổi hưu nhưng vẫn còn khả năng công tác.
Bình luận về phương án 5% ghế quốc hội nêu trên, tiến sĩ toán Nguyễn Ngọc Chu cho rằng đây là một đề xuất chứa đựng mong muốn về một quốc hội “mạnh hơn” và lưu tâm đến “chất xám khoa học, chuyên gia, và quản lý”.
Nhưng tiến sĩ Chu cho rằng do có sự sắp đặt bởi hệ thống chính trị Việt Nam, thường được gọi là “cơ cấu”, nên kết quả mang lại sẽ vẫn là “những khuôn mặt đã ‘quá cũ’ trong quốc hội và trong chính phủ”.
Viết trên Facebook cá nhân có hơn 48.000 người theo dõi, tiến sĩ Chu khẳng định cải cách chất lượng đại biểu và hoạt động của quốc hội nằm ở một điểm cốt lõi khác, đó là “phải đi qua con đường tranh cử tự do”. Ông nhấn mạnh: “Chỉ có tranh cử tự do mới chọn ra được một quốc hội trí tuệ và hiệu quả”.
Nhắc đến nguyên tắc chung quan trọng nhất là đại biểu quốc hội do cử tri bầu chọn và các đại biểu phải được ấn định theo số lượng cử tri và theo địa phương, tiến sĩ Chu cho rằng việc luật đặt ra các con số phần trăm về ghế quốc hội dành cho đại biểu thuộc các bộ, ngành, giới tính, v.v… là “không khoa học”.
“Đây là một trong những nguyên nhân chính đẻ ra các đại biểu quốc hội không chất lượng, hậu quả là làm suy yếu quốc hội”, ông Nguyễn Ngọc Chu viết.
Để sửa chữa vấn đề này, vị tiến sĩ tái khẳng định phải có “tranh cử tự do” với quyết định bầu chọn “nằm trong tay cử tri”.
Cũng lên tiếng về vấn đề này, luật sư Ngô Ngọc Trai viết trên trang cá nhân và một số diễn dàn trên mạng xã hội rằng“nên dành con số 5% đó cho các ứng viên đại biểu độc lập” là những người “tự tin vào năng lực, uy tín của mình nên đã tự đứng ra ứng cử”.
Luật sư Ngô Ngọc Trai cho rằng đại biểu quốc hội phải là “người đấu tranh cho quyền lợi” của các nhóm cử tri và các ngành nghề, vì vậy, chỉ khi nào có sự tận tâm quyết liệt với lợi ích của những đại biểu, “mới mong nâng được chất lượng hiệu quả của sinh hoạt nghị trường”.
Xuất phát từ vai trò của Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri, đại diện cho các nhóm dân chúng, các ngành nghề, các thành phần trong xã hội, đó là những nhóm người có chung lợi ích và khác với những nhóm khác.
Ví như có Đại biểu đại diện cho công nhân, đó có thể là những lãnh đạo công đoàn có uy tín, có đại biểu đại diện cho nông dân là người đã đạt thành tựu về trồng cấy chăn nuôi được nhiều người biết đến. Hoặc có đại biểu đại diện cho nhóm doanh nghiệp bất động sản, đại biểu khác đại diện cho nhóm ngành vật tư y tế.
Hoặc có đại biểu đơn thuần đại diện quyền lợi cho người dân bình thường mà đối với từng chính sách khác nhau họ có thể có quan điểm tùy nghi ủng hộ hay phản đối.
Mặt khác, trong đời sống luôn có những vấn đề phát sinh cần giải quyết đối với các nhóm dân chúng. Hoặc đang trong điều kiện bình thường nhưng lại được đặt ra thúc đẩy cải thiện cho tốt hơn.
Trong khi chúng ta biết rằng nguồn lực quốc gia là có giới hạn, không phải vô tận, ngân sách luôn hạn hẹp so với nhu cầu, cho nên các Đại biểu đại diện cho các nhóm quyền lợi sẽ phải đấu tranh để giành lợi ích cho nhóm mà mình đại diện.
Các đại biểu phải lên tiếng cho vấn đề cần giải quyết, đưa ra các dự án luật, liên tục rêu rao cho vấn đề để nhận được sự quan tâm của xã hội và thấy được tính quan trọng cần kíp.
Chung cuộc Quốc hội sẽ biểu quyết theo đa số cho những vấn đề được đánh giá là quan trọng và cấp thiết hơn, thông qua hay bác bỏ những dự án luật, trong quá trình đó các đại biểu và đằng sau đó là các nhóm lợi ích, các đảng phái phe nhóm chính trị sẽ phải thỏa hiệp với nhau.
Như thế Đại biểu Quốc hội phải là một người đấu tranh cho quyền lợi, và thường trước khi được bầu trở thành Đại biểu họ cũng thường là những nhà hoạt động vì lợi ích cộng đồng, bản chất cũng là những người đấu tranh cho quyền lợi.
Còn các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý thì bình thường họ có thể đưa ra ý kiến tư vấn. Nhưng họ không có tính cách nhiệt huyết của những nhà hoạt động, những người đấu tranh cho quyền lợi.
Như vậy họ có thích hợp làm Đại biểu Quốc hội không, nhất là khi họ đã quá tuổi hưu? Có thể thấy đề xuất của Quốc hội mang tính hời hợt nửa vời và không giải quyết được thực tế bức xúc của xã hội luôn biến đổi và có những ý kiến quan điểm trái chiều.
Quốc hội Việt nam hiện nay không thiếu về nguồn lực phản biện, không thiếu về nhân sự phản biện, không thiếu về tri thức phản biện, không thiếu về công tác tổ chức phản biện.
Cái mà Quốc hội Việt nam hiện nay thiếu là mức độ tận tâm quyết liệt với các lợi ích mà Đại biểu vốn được cho là đại diện.Và thiếu năng lực tri kiến của Đại biểu trước các vấn đề thách thức đặt ra đối với đất nước và nhóm dân chúng.
Chỉ có sự tận tâm quyết liệt với lợi ích, mà mọi ngành nghề lĩnh vực đều có những đại biểu như vậy, thì mới mong nâng được chất lượng hiệu quả của sinh hoạt nghị trường.
Những người không được nhà nước cơ cấu mà bằng sự tự tin vào năng lực uy tín của mình nên đã tự đứng ra ứng cử.
Vì lý do đó, một cách giản dị khiêm tốn nhất trong môi trường bối cảnh Việt nam hiện nay, tôi cho rằng nên dành con số 5% thay vì cho những người được đề xuất thì dành cho các ứng viên đại biểu độc lập.
Làm việc này Quốc hội sẽ có được nguồn năng lực chất lượng ngoài xã hội, gia tăng gia vị đậm đà cho sinh hoạt nghị trường.
Nhưng để làm được cũng đòi hỏi khả năng tầm vóc, bản lĩnh nhân cách lớn mới có thể làm được đối với lãnh đạo hiện nay.
Một ví dụ cho thấy công tác lập pháp yếu ảnh hưởng xấu tới kinh tế thị trường là việc xác định địa vị pháp lý của căn hộ nghỉ dưỡng Condotel.
Đây là loại hình sản phẩm bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, xuất hiện ở Việt nam từ dăm bảy năm trở lại đây, học theo mô hình sản phẩm bất động sản đã có từ nước ngoài.
Hàng vạn căn hộ đã được xây dựng, vậy nhưng khung khổ pháp lý bị cho là thiếu hụt khiến các căn hộ không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu sử dụng.
Việc này đã làm đình trệ lưu thông cả một thị trường bất động sản căn hộ nghỉ dưỡng lên đến hàng chục nghìn căn. Thiệt hại kinh tế không biết bao nhiêu mà kể.
Trong trường hợp này nền lập pháp đã không đủ tích cực hiệu quả để tạo lập hành lang pháp lý, khiến sự việc tranh cãi kéo dài mấy năm qua chưa dứt.
Trong khi thị trường bất động sản là một phần của nền kinh tế thị trường, giá trị của thị trường bất động sản chiếm tỷ trọng giá trị cao trong tổng thể nền kinh tế.
Từ đó dẫn đến những bất cập của khung khổ pháp lý của thị trường bất động sản làm cho nền kinh tế kém tính thị trường, ảnh hưởng xấu tới phát triển kinh tế, gây thất vọng cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc các định chế kinh tế quốc tế.
Hiện nay, dịch vi rút cúm đang làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, theo tính toán mới đây riêng ngành hàng không có nguy cơ sụt giảm doanh thu 25.000 tỷ đồng.
Trong khi Việt nam lâu nay luôn muốn được quốc tế công nhận có nền kinh tế thị trường để được hưởng các cơ chế bình đẳng như các nền kinh tế khác về xuất khẩu hàng hóa, tiếp cận vốn vay.
Thay vì bị các rào cản về xuất nhập khẩu hàng hóa, lãi suất vay vốn và hạn chế cho vay mà quốc tế họ áp đặt cho những nền kinh tế phi thị trường.
Như thế, vấn đề đặt ra hiện nay đòi hỏi ở nền lập pháp phải đủ tính năng hiệu quả, kịp thời khai thông vướng mắc cho nền kinh tế.
Sự đứt gãy nguồn cung cầu về nguyên liệu và sản phẩm giữa nền kinh tế Việt nam với các nước còn đưa đến nhiều hệ lụy kinh tế khác, nhưng đó là lý do thuộc về bất khả kháng.
Còn ngược lại, có những vấn đề thuộc về chủ quan, nền lập pháp thiếu hiệu năng đã gây hậu quả xấu cho nền kinh tế, ví như chuyện đang xảy ra đối với loại hình căn hộ du lịch nghỉ dưỡng Condotel hiện nay, và tương lai sẽ còn nhiều vấn đề khác,.
Để nền kinh tế pháp triển tốt thay vì cứ bước tiến bước lùi, thay vì bị phung phí tiềm năng cơ hội vì những lý do không đáng, thì cần nâng cao năng lực lập pháp, để nền lập pháp là cái thúc đẩy thay vì là nguyên nhân cản trở cho nền kinh tế.
Việt Nam không có bầu cử tự do, mà chỉ có đảng cử, đảng bầu. Với hình thức gian trá này, trên 90 triệu người dân Việt Nam đã bị đảng Đảng cộng sản tước đoạt quyền làm chủ đất nước của mình trong suốt 75 năm qua.
Con đường đấu tranh với Chủ nghĩa Cộng sản ngoại lai là gian khổ, nhưng đã đến lúc người dân Việt Nam thể hiện lòng yêu nước, yêu tổ quốc và kế thừa sự dũng cảm của cha ông từ bao đời nay. Họ sẽ dành lại được sự công bằng cho bản thân, gia đình và tương lai con cháu mai sau.
Thu Thủy từ TpHCM – Thoibao.de (Tổng hợp)