Đại sứ Giorgio Aliberti bày tỏ sự thương tiếc tới gia đình và những người bạn của những nạn nhân vụ Đồng Tâm.
Trong cuộc gặp gỡ với Thứ trưởng Bộ ngoại giao Bùi Thanh Sơn để thảo luận về việc tăng cường quan hệ song phương EU – Việt Nam, trong bối cảnh Hiệp định Thương mại Tự do & Hiệp định Bảo hộ Đầu tư EU-VN đang trong quá trình chuẩn bị phê chuẩn.
Trang facebook chính thức của Liên mình Châu Âu tại Việt Nam cũng ghi rõ:
“Đại sứ Aliberti nhân dịp này cũng đã nhắc lại mối quan ngại sâu sắc của EU về sự kiện diễn ra ở xã Đồng Tâm và việc sử dụng bạo lực với bất kỳ hình thức nào, như đã được tuyên bố bởi Người Phát ngôn Cơ quan Ngoại giao EU.
EU lấy làm tiếc về sự thương vong xảy ra trong cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người dân và yêu cầu tính minh bạch đầy đủ trong việc đánh giá nguyên nhân và bối cảnh của sự kiện.
EU sẽ tiếp tục theo sát tình hình và sẵn sàng giúp đỡ chính quyền Việt Nam trong quá trình điều tra độc lập và minh bạch.
EU bày tỏ sự thương tiếc tới gia đình và những người bạn của những nạn nhân.“
Trước đó bản tin trên BBC cho biết, ngày 9/1, Đại sứ Giorgio Aliberti, cũng đã trực tiếp nêu vấn đề với ông Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, “bày tỏ quan ngại và sự dè dặt về cách xử lý tình hình của lực lượng an ninh”.
Bà Battu-Henriksson phát ngôn viên của Liên minh châu Âu về Quan hệ đối ngoại và Chính sách an ninh nói rằng:”Việc sử dụng bạo lực đối với dân thường đã dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn tới các gia đình và bạn bè của nạn nhân”, theo BBC.
Bà Battu-Henriksson cho biết là vụ việc này sẽ được thảo luận tại cuộc Đối thoại Nhân quyền EU – Việt Nam sắp tới.
“Liên minh châu Âu kỳ vọng nhà chức trách Việt Nam tôn trọng các quyền cơ bản của người dân về việc hội họp và thể hiện quan điểm ôn hòa mà không phải đối mặt với bất kỳ mối đe dọa hay việc sử dụng vũ lực nào.”
“Phái đoàn EU tiếp tục theo dõi tình hình và đã yêu cầu có một cuộc họp với Thứ trưởng Bộ Công an của Việt Nam”, bà Battu-Henriksson khẳng định với BBC News Tiếng Việt qua email.
Cũng trong ngày 21/1/2020 thì Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) của Nghị viện châu Âu họp tại Brussels vừa bỏ phiếu thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) với kết quả: 29/6/5 (29 phiếu thuận, 6 phiếu chống và 5 phiếu trắng).
Thực chất đây mới chỉ là bước khuyến nghị của INTA (Ủy ban thương mại của Nghị viện Châu Âu) để trình ra Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu cuối cùng và tháng 2 năm nay.
Hiệp định cũng gồm các quy tắc ràng buộc về mặt pháp lý về khí hậu, lao động và nhân quyền. Việt Nam đã lên kế hoạch phê chuẩn hai dự luật còn lại về việc bãi bỏ lao động cưỡng bức và tự do lập hội vào năm 2020 và 2023, tương ứng. Nếu có vi phạm nhân quyền, thỏa thuận thương mại có thể bị đình chỉ.
Để EU có thể thông qua EVFTA, Việt Nam phải tham gia thêm 3 công ước của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) liên quan đến quyền của người lao động.
Tiếp theo, Nghị viện Châu Âu (EP) sẽ bỏ phiếu về EVFTA và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) tại phiên họp diễn ra vào tháng 2 ở Strasbourg, Pháp. Nếu thông qua, hiệp định thương mại sẽ chính thức có hiệu lực. Riêng IPA thì sẽ mất thời gian lâu hơn vì còn phải chờ từng nước trong EU thông qua.
Hải Yến từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)