Vụ bắt cóc Trương Duy Nhất được đưa ra Liên minh châu Âu (EU)

Bà Federica Mogherini, Đại diện cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh của EU (tương đương Bộ trưởng Ngoại giao EU) và là Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu

12 Nghị sĩ của Nghị viện châu Âu ký tên chung một lá thư kêu gọi bà Federica Mogherini, Bộ trưởng Ngoại giao EU, hãy lập tức yêu cầu Chính phủ Thái Lan trả lời về vụ Trương Duy Nhất bị mất tích, đặc biệt là xác định vai trò của nhà chức trách Thái Lan trong vụ mất tích của ông ta; và yêu cầu Chính phủ Thái Lan bảo vệ an toàn cho Bạch Hồng Quyền và gia đình ông, những người đã đăng ký tị nạn, cho đến chừng nào họ vẫn còn ở Thái Lan trước khi được đi định cư ở một nước thứ ba.

-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

Ngày 28.03.2019 hôm qua 12 Nghị sĩ của Nghị viện châu Âu (Quốc hội EU) đã gửi một lá thư cho bà Federica Mogherini, Đại diện cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh của EU (tương đương Bộ trưởng Ngoại giao EU) và là Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Lá thư mở đầu như sau:

Chúng tôi, những Nghị sĩ của Nghị viện châu Âu ký tên dưới đây, viết thư này kêu gọi bà hãy nêu ra ngay lập tức vụ việc Trương Duy Nhất và Bạch Hồng Quyền với Chính phủ Thái Lan.

Chúng tôi vô cùng lo lắng về vụ bắt cóc nhà báo độc lập Việt Nam và là người bảo vệ nhân quyền Trương Duy Nhất, ông bị mất tích tại Bangkok vào ngày 26 tháng 1 năm 2019. Sau gần hai tháng không có thông tin về số phận hay nơi ở của ông ta, vào cuối tháng 3 chính quyền Việt Nam cuối cùng chỉ thừa nhận rằng Trương Duy Nhất đang bị giam giữ tại Hà Nội. Chúng tôi có lý do để tin rằng các viên chức Thái Lan hợp tác với nhà chức trách Việt Nam trong vụ mất tích hồi tháng giêng và cưỡng bức hồi hương“.

Chúng tôi chờ đợi câu trả lời ngay lập tức của Chính phủ Thái Lan về vai trò rõ ràng của nhà chức trách Thái Lan trong vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng này, và cuộc truy bức không ngừng những người bảo vệ nhân quyền Việt Nam có liên quan ở Thái Lan, bao gồm cả Bạch Hồng Quyền“.

Vụ bắt cóc Trương Duy Nhất không những đã được kể rõ trong thư, mà 12 Nghị sĩ của Nghị viện châu Âu còn quan tâm đến trường hợp Bạch Hồng Quyền. Lá thư dành nhiều dòng chữ, gần như nửa lá thư là trình bày về việc Bạch Hồng Quyền hiện đang trong tình trạng bị hiểm nguy, và nhấn mạnh Bạch Hồng Quyền không phải là người Việt Nam duy nhất ở Thái Lan  đang bị hiểm nguy:

Một ngày trước khi mất tích, Trương Duy Nhất đã đi cùng Bạch Hồng Quyền tới đăng ký với Cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc tại Bangkok. Bạch Hồng Quyền là một người tị nạn đã đăng ký, ông ta đã ở Thái Lan từ tháng 5 năm 2017 sau khi chạy trốn khỏi cuộc truy bức chính trị do hoạt động liên quan đến thảm họa môi trường Formosa. Tối hôm đó, Trương Duy Nhất gọi cho Bạch Hồng Quyền nói rằng anh ta bị theo dõi và lo sợ cho sự an toàn cá nhân của mình.

Vào ngày 1 tháng 3 năm 2019, cảnh sát Thái Lan đã đến nhà của Bạch Hồng Quyền. Ông ta bỏ trốn sau đó vì lo sợ bị hiểm nguy cá nhân nghiêm trọng do mối liên hệ với Trương Duy Nhất và là người có thể cung cấp thông tin về vụ bắt cóc. Ông ta đã bày tỏ lo ngại rằng chính bộ phận cảnh sát Thái Lan mà đã tham gia trong vụ mất tích của Trương Duy Nhất, có lẽ họ đã đến tìm ông ta. Chúng tôi có lý do để tin rằng ông không phải là người Việt Nam duy nhất đang bị hiểm nguy tại Thái Lan vì có liên quan đến vụ bắt cóc“.

12 Nghị sĩ của Nghị viện châu Âu viết lá thư này yêu cầu bà Federica Mogherini với tư cách như là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao EU thực hiện những việc cụ thể gì? Về Trương Duy Nhất lá thư viết:

Chúng tôi kêu gọi bà khẩn trương nói chuyện với Chính phủ Thái Lan về vụ Trường Duy Nhất, để có được thông tin cụ thể về các bước thực hiện trong cuộc điều tra, đặc biệt là xác định vai trò của nhà chức trách Thái Lan trong vụ mất tích của ông ta, và để đảm bảo rằng họ sẽ phải chịu trách nhiệm theo luật pháp quốc tế“.

Nhà báo Trương Duy Nhất viết và nộp đơn xin tin nạn tại Thái Lan trước hôm bị mất tích

Còn về trường hợp Bạch Hồng Quyền, 12 Nghị sĩ của Nghị viện châu Âu yêu cầu bà Federica Mogherini tìm cách bảo vệ sự an toàn cho ông ta và gia đình:

Trong nhận thức về nghĩa vụ của Thái Lan theo luật pháp quốc tế, và đặc biệt là nguyên tắc không gửi trả [luật quốc tế ngăn cấm một quốc gia nhận người tị nạn trả lại cho một quốc gia mà nơi đó họ có nguy cơ bị trừng phạt], chúng tôi yêu cầu bà có được một sự đảm bảo cụ thể của Chính phủ Thái Lan về việc bảo vệ Bạch Hồng Quyền và gia đình ông, những người đã đăng ký tị nạn, cho đến chừng nào họ vẫn còn ở Thái Lan trước khi được đi định cư ở một nước thứ ba“.

Lá thư được kết thúc bằng sự quan tâm đến tình trạng từ trước đến nay có những người hoạt động nhân quyền chạy sang Thái Lan xin tị nạn và họ bị nhà chức trách Thái Lan bắt giữ và trao trả cho Việt Nam:

Hơn nữa, chúng tôi yêu cầu bà bày tỏ mối quan ngại với Chính phủ Thái Lan về cuộc truy bức rộng lớn hơn đối với các nhà bảo vệ nhân quyền Việt Nam tại Thái Lan“.

Blogger Bạch Hồng Quyền.
Trang 1 lá thư của 12 Nghị sĩ Nghị viện châu Âu về vụ bắt cóc Trương Duy Nhất
Trang 2 lá thư của 12 Nghị sĩ Nghị viện châu Âu về vụ bắt cóc Trương Duy Nhất

Hiếu Bá Linh – Thoibao.de

Nguồn:  https://twitter.com/zsuzsettte/status/1111240201530167296?s=08&fbclid=IwAR0YYzdp1En0fsxYUP7RQBrD5lc0qPCsNRvGLHhwxu7LbQFfIKTQEPzWIsg

Hình ảnh được cho rằng chụp các vật dụng của nhà báo Trương Duy Nhất khi bị khám xét, bắt tại Thái Lan hôm 26.01.2019 ( Ảnh: Bùi Thanh Hiếu).

Phỏng vấn ông Bùi Thanh Hiếu (Blogger Người Buôn Gió) tại Berlin về sự mất tích của nhà báo Trương Duy Nhất



>> Vì sao nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang Hồng Nhân bị bác đơn xin tị nạn dẫn đến việc bị Đức trục xuất

>> Bộ trưởng Kinh tế Đức đề cập đến nhân quyền và vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trong hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Ngoại trưởng Phạm Bình Minh hủy bỏ, không tham dự Lễ Khánh thành Ngôi nhà Đức

>> Chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng Kinh tế Đức và vấn đề Trịnh Xuân Thanh

>> Philippines bắt giữ lượng ma túy đá khổng lồ 276 kg trị giá 30 triệu Euro tại cảng Manila, được chở sang từ TP. Hồ Chí Minh

>> Cháy lớn trong đêm, thiệu trụi 7 xe ô tô tại khu chợ của người Việt tại Berlin

>> Đảng Xanh yêu cầu Bộ trưởng Kinh tế Đức đề cập đến vấn đề nhân quyền trong chuyến công du Việt Nam

>> Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) kêu gọi chính quyền Việt Nam làm rõ lý do giam giữ Trương Duy Nhất

>> Phải chăng Đại sứ Nguyễn Minh Vũ đang thao túng các hội đoàn của người Việt tại Đức?

>> 2 ngày tới 3 nhà hàng tại Berlin – kỷ lục làm việc tại nước Đức của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng

>> Người dân Đức được tận mắt chứng kiến địa điểm nhốt Trịnh Xuân Thanh tại Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin

>> Tour du lịch „Hành trình bắt cóc Trịnh Xuân Thanh“ được khai trương ngay khi Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đặt chân đến BerlinChí Dũng đặt chân đến Berlin

>> Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng âm thầm đi làm việc tại CHLB Đức

>> Tưởng nhớ 64 chiến sĩ đã bị quân Trung Quốc thảm sát trong cuộc xâm lược Trường Sa của Việt Nam ngày 14 tháng 3 năm 1988

>> Đức: Chủ cửa hàng ăn nhanh người Việt Nam bị kết án tù vì trốn thuế

>> Bộ Ngoại giao Đức khuyến cáo công dân: Có thể bị bắt khi đến Thổ Nhĩ Kỳ!

>> Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi chống dịch cứu lợn

>> Kiến nghị đổi tên bến tàu điện trước cửa chợ Đồng Xuân Berlin đã bị bác bỏ