Việt Nam không cho Nghị sĩ Quốc hội Đức vào thăm Mẹ Nấm trong nhà tù

Nghị sĩ Frank Schwabe, Phát ngôn viên về Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo của Khối Dân biểu đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trong Quốc hội Liên Bang Đức ( Foto: https://www.frank-schwabe.de ) 
(Từ trái) Ông Dương Lâm, ông Frank Schwabe, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, phó đại sứ Wolfgang Manig

Nghị sĩ Frank Schwabe, Phát ngôn viên về Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo của Khối Dân biểu đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trong Quốc hội Liên Bang Đức, đã thực hiện chuyến đi làm việc tại Việt Nam trong từ ngày 20 đến 22 tháng 8 vừa qua.

Ngày 19.08.2018 khi đang trên đường đến Việt Nam, Nghị sĩ Frank Schwabe đã thông báo qua Twitter mục đích chuyến đi làm việc của ông tại Việt Nam là để vào thăm Mẹ Nấm trong nhà tù. Ngoài ra nghị sĩ Frank Schwabe còn đính kèm clip giới thiệu phim “Mẹ vắng nhà”nói về Mẹ Nấm.

Thông báo trên Twitter của Nghị sĩ Frank Schwabe về mục đích chuyến đi

Ngày 21.08.2018 sau khi Việt Nam từ chối, không cho ông vào thăm Mẹ Nấm trong nhà tù, Nghị sĩ Frank Schwabe đã thông báo qua Twitter: “Điều đó chứng tỏ một sự không tôn trọng của Chính phủ Việt Nam  đối với Quốc hội Liên bang Đức và hơi thiếu bản lĩnh tự tin khi không tạo điều kiện cho tôi gặp Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong nhà tù. Tôi vẫn tiếp tục dấn thân cho sự tự do của bà.“

Qua Twitter Nghị sĩ Frank Schwabe chỉ trích Chính phủ Việt Nam không tôn trọng Quốc hội Liên bang Đức

Cùng ngày 21.08.2018 sau khi không được vào thăm Mẹ Nấm trong trại giam số 5 thuộc tỉnh Thanh Hóa, Nghị sĩ Frank Schwabe đã đi tham quan một dự án bảo vệ rừng tại Bản Còn thuộc tỉnh Bắc Kạn, do CHLB Đức tài trợ thông qua Ngân hàng tái thiết Đức (KfW).

Nghị sĩ Frank Schwabe (đứng giữa) đi tham quan dự án bảo vệ rừng tại thôn Bản Còn thuộc tỉnh Bắc Kạn do CHLB Đức tài trợ

Ngày 22.08.2018 Nghị sĩ Frank Schwabe đã tiếp đón và nói chuyện với bà Nguyễn Thị Tuyết Lan (thân mẫu blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh)  tại Đại sứ quán Đức ở Hà Nội. Tham dự buổi gặp mặt còn có ông Wolfgang Manig -Phó Đại sứ, các nhân viên sứ quán và ông Dương Đại Triều Lâm, thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam.

Tại buổi gặp, Nghị sĩ Frank Schwabe đã hỏi thăm về tình hình sức khỏe và cuộc sống của Mẹ Nấm trong nhà tù, về những khó khăn, thử thách của gia đình phải đối diện sau khi Mẹ Nấm bị giam giữ. Ông cũng dành quan tâm đặc biệt đến 2 con nhỏ của Mẹ Nấm là Nấm và Gấu.

Bà Tuyết Lan cho biết:“ Ổng có hỏi tôi là ổng sẽ làm gì để giúp đỡ cho Quỳnh thì tôi nói là chỉ mong rằng Quỳnh không bị ngược đãi trong tù, không bị đe dọa, không bị đòi đánh, không bị đòi giết …

Nghị sĩ Frank Schwabe trình bày rằng,  hôm 21.08.2018 nhà cầm quyền Việt Nam đã từ chối, không cho ông vào thăm Mẹ Nấm trong nhà tù. Tuy nhiên, ông sẽ tiếp tục vận động để Mẹ Nấm được trả tự do và sẽ đưa vấn đề Mẹ Nấm bị ngược đãi, khủng bố trong trại giam vào trong chương trình làm việc của ông với giới hữu trách tại Việt Nam.

Thay mặt gia đình, bà Tuyết Lan gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cá nhân ông Schwabe, Quốc hội, Chính phủ cũng như Tòa Đại sứ Đức đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho con gái mình, cũng như đã luôn bằng cách này hay cách khác để đồng hành, nâng đỡ về tinh thần cùng gia đình trong gần 2 năm qua.

Ngày 26.08.018 trở về nước Đức sau chuyến đi làm việc tại 3 nước Việt Nam, Bangladesk và Myanmar, Nghị sĩ Frank Schwabe đã ghi trên tường Facebook của ông, trích phần nói về Việt nam: „Tình hình nhân quyền, tự do báo chí và dân chủ tại Việt Nam đã tồi tệ hơn. Đặc biệt, tôi yêu cầu trả tự do cho Mẹ Nấm, người tôi đang bảo trợ“.

Trên Facebook, Nghị sĩ Frank Schwabe đánh giá về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Nghị sĩ Frank Schwabe là người đang bảo trợ cho blogger Mẹ Nấm trong chương trình “Dân biểu bảo vệ dân biểu” của Quốc hội Liên bang Đức mà sau này được mở rộng áp dụng cho cả những người Hoạt động Nhân quyền không phải là dân biểu.

Được biết, Ông Frank Schwabe còn là Phó trưởng phái đoàn Quốc hội Liên bang Đức tại Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu (Parliamentary Assembly of the Council of Europe, viết tắt là PACE).

Quyền hạn của Hội đồng Nghị viện là điều tra, giới thiệu và tư vấn. Mặc dù vậy, khuyến nghị của Hội đồng Nghị viện có trọng lượng đáng kể trong bối cảnh chính trị châu Âu. Nghị viện châu Âu (EP, European Parliament) và các thiết chế khác của Liên minh châu Âu (EU, European Union)  thường xuyên tham khảo các việc làm của Hội đồng Nghị viện, đặc biệt là trong lĩnh vực nhân quyền, hợp tác pháp lý và hợp tác văn hoá.

Các chức năng quan trọng theo định chế của Hội đồng Nghị viện là việc bầu Tổng thư ký Ủy hội châu Âu, các thẩm phán của Toà án Nhân quyền châu Âu và các thành viên của  Ủy ban châu Âu phòng chống Tra tấn.

Hiếu Bá Linh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>> Nghi vấn Đại sứ quán Việt Nam tại Nga và Vietnam Airlines tiếp tay cho Tô Lâm áp tải Trịnh Xuân Thanh về nước

>> Cảnh sát liên bang Đức phát hiện 26 người Việt được giấu trong xe bus 

>> Tuyên bố của Will Nguyen sau khi rời khám Chí hòa tại TP.Hồ Chí Minh

>> Tin nóng vụ Trịnh Xuân Thanh: Tòa án Đức cho biết Slovakia ngỏ ý cấp một chuyên cơ bay thẳng đến Hà Nội, nhưng phía Việt Nam không muốn

>> Tuyên bố của EU tại Việt Nam về việc kết án gần đây đối với ông Lê Đình Lượng

>> Cách mạng tháng 8 năm 1945 „Cướp chính quyền tại Việt Nam“ và ngày nay „Cướp người tại Đức“

>> Trịnh Xuân Thanh có được trao trả về Đức hay không?

>> Lê Hồng Quang bất ngờ ra bản tuyên bố phủ nhận các cáo buộc dính dáng đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và đe dọa kiện báo chí Slovakia và Đức

>> Cựu Bộ trưởng Bộ ngoại giao Séc tuyên bố: „Việt Nam là tâm điểm của tội phạm có tổ chức. Quốc gia này đã trở thành một nguy cơ an ninh hàng đầu”.

>> Đại án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Chính phủ Pháp chính thức điều tra dính líu của mật vụ và Đại sứ quán Việt Nam tại Paris

>> Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tiếp đón một cách lạnh nhạt tại Pháp 

>> Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Trung tướng tình báo Đường Minh Hưng sơ hở

>> Ngoại trưởng Slovakia phản ứng về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Không bổ nhiệm một vị Đại sứ đến Hà Nội và sẽ có những biện pháp tiếp theo

>> Bị cáo Nguyễn Hải Long đưa đơn kháng nghị phúc tra – Tòa án Liên bang Đức xem xét ra sao?

>> Nhà nước Slovakia bị khủng hoảng vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

>> Lê Hồng Quang giữ vai trò gì trong vụ Tô Lâm mượn chuyên cơ của chính