Nguyễn Phú Trọng bị nêu tên tại phiên tòa Thượng thẩm Berlin hôm 22.6

Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng bị nêu tên trước Tòa Thượng thẩm Berlin hôm 22.6.2018, trong vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Bị cáo Long N.H. được bảo vệ cẩn mật, ngồi trong phòng riêng có kính chống đạn

Ông Jens, cảnh sát điều tra Đức nói rằng nói rằng „TXT đã ủng hộ một đường lối thân phương Tây. Nhưng trong Đại hội Đảng 2016, phe này đã bị thất thế về chính trị trong nội bộ ĐCSVN và phe xung quanh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tìm cách loại trừ những nhân vật chính trong phe thân phương Tây bằng những cáo buộc tham nhũng“

Hôm thứ sáu, cảnh sát hình sự Jens đã được lấy khẩu cung trước tòa. Ông ta tham gia ngay từ đầu vào việc điều tra vụ bắt cóc.

Ông ta đã tham gia điều tra các hoạt động của TXT trước khi bị bắt cóc và nói rằng TXT trong chính trường VN đã ủng hộ một đường lối thân phương Tây. Nhưng trong Đại hội Đảng 2016, phe này đã bị thất thế về chính trị trong nội bộ ĐCSVN và phe xung quanh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tìm cách loại trừ những nhân vật chính trong phe thân phương Tây bằng những cáo buộc tham nhũng. Liệu những cáo buộc tham nhũng có đúng không thì từ Berlin không thể kiểm tra được. Nhưng trong trường hợp TXT cũng dễ nhận thấy là một câu chuyện lại được moi ra, mặc dù về chuyện này ông ta đã được tuyên bố bằng những văn bản vô tội đã có hiệu lực trước đó.

Trước khi chạy trốn, TXT bị quản thúc tại gia ở VN. Khi ông ta ở Đức, Tổng bí thư Đảng Cộng sản VN Nguyễn Phú Trọng đã cam kết „bắt bằng được TXT“. Sau khi ông ta chạy trốn, cha mẹ và những đứa con của ông ta đã phải tiếp tục chịu sự đàn áp.

Vị cảnh sát cũng nói tới một nhân chứng mới chưa từng được nghe khai báo trước tòa, đó là ông L. Ông này vốn là bạn với TXT ở Berlin và đã cung cấp cho cảnh sát những thông tin quý báu, qua đó cảnh sát có thể tái hiện những ngày cuối cùng trước khi ông ta bị bắt cóc, ví dụ như những số liệu về thẻ tín dụng của ông ta.

Ngay cuối phiên tòa, lần đầu tiên luật sư bào chữa đưa ra một đơn đề nghị. Họ đề nghị cho bị cáo ra khỏi trại giam. Luật sư Alexander Sättele lập luận rằng ông Long chỉ phải chờ đợi một hình phạt nhẹ. Việc tước đoạt tự do của TXT chỉ kéo dài chưa tới 1 tuần lễ và như vậy là một trường hợp ít nghiêm trọng. Ông ta cho rằng, từ khi TXT về tới Hà Nội thì người ta không còn có thể nói tới một sự tước đoạt tự do. Tại đó, ông ta bị giam hợp pháp theo luật Việt Nam.

Viện Công tố liên bang và Luật sư của bên nguyên phụ là Petra Schlagenhauf có thời gian từ phiên xử này tới thứ ba để viết ra quan điểm của mình. Sau đó, Tòa án sẽ quyết định về đơn của Luật sư cho bị cáo Long N.H

Alexander Sättele cũng nói rằng thân chủ của ông ta phải chịu đựng rất nhiều với điều kiện giam giữ. Ông ta là tù nhân duy nhất nói tiếng Việt trong nhóm ở Moabit và vì vậy không thể nói chuyện với ai bằng tiếng Việt. Nhưng điều này không thể đúng.

Bà Thúy Nonnemann làm việc với tư cách nhân viên xã hội ở Moabit. Bà ta nói rằng ở đó có khoảng 10 người Việt Nam bị giam giữ và họ cũng có tiếp xúc với nhau. Ngoài ra, ông Long cũng được phiên dịch Việt Nam tới thăm và dịch cho ông ta nghe bản cáo trạng.

Luật sư bào chữa còn khẳng định thêm rằng ông Long sẽ không muốn chạy trốn về Việt Nam. Ông ta muốn sống với gia đình ở Praha. Ông ta cũng sẵn sàng ở lại Berlin và hàng ngày ra cảnh sát trình báo, trong thời gian vụ xét xử còn tiếp diễn.

Hành lang dẫn vào phòng xử án nghi phạm mật vụ Việt Nam Long N.H hôm 22.6.2018
Bị cáo Long N.H đang bị giam trong nhà tù Moabit ở Berlin

Trung Khoa – Thoibao.de tường thuật tại phiên tòa hôm 22.6.2018