Theo thông lệ ngoại giao của Đức, đối với các nước đối tác quan trọng của Đức, khi được thông báo có quốc tang thì đích thân Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức sẽ tới chia buồn và ghi sổ tang tại Đại sứ quán nước này. Trường hợp thấp hơn thì Quốc vụ khanh Đức sẽ đảm nhiệm. Đối với các nước ít có quan hệ nhất thì người phụ trách về nghi lễ ngoại giao sẽ được cử đến để làm công việc này theo một thủ tục tối thiểu về ngoại giao. Và tại Việt Nam Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã không cử người đến viếng mà chỉ gửi lời chia buồn mà thôi.
Nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Đức hôm 22.3.2018 về việc ghi sổ tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin.
Nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Đức cho biết đã cử „ông Arz von Straussenburg, người phụ trách về nghi lễ ngoại giao, ký thay mặt ông Tổng thống Liên bang, bà Thủ tướng và ông Bộ trưởng Ngoại giao“ vào sổ tang tại Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin.
Hôm 22.3.2018, trả lời câu hỏi của Thoibao.de về việc phía Việt Nam tổ chức 2 ngày quốc tang và viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại Đại sứ quán Việt Nam ở Đức, nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Đức cho biết đã cử ông Arz von Straussenburg, người phụ trách về nghi lễ ngoại giao của Bộ Ngoại giao Đức tới ghi sổ tang tại Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin.
Được biết ông Arz von Straussenburg là nhân viên của Bộ Ngoại giao Đức, với chức vụ „sếp về nghi lễ ngoại giao“ ông phụ trách các việc chuẩn bị và nghi lễ tiếp đón các đoàn ngoại giao cũng như như giao tiếp với các Đại sứ quán các nước đặt trụ sở tại Đức.
Theo thông lệ ngoại giao của Đức, đối với các nước đối tác quan trọng của Đức, khi được thông báo có quốc tang thì đích thân Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức sẽ tới chia buồn và ghi sổ tang tại Đại sứ quán nước này. Trường hợp thấp hơn thì Quốc vụ khanh Đức sẽ đảm nhiệm. Đối với các nước ít có quan hệ nhất thì người phụ trách về nghi lễ ngoại giao sẽ được cử đến để làm công việc này theo một thủ tục tối thiểu về ngoại giao.
Các hội đoàn hữu nghị người Đức cũng không xuất hiện trong buổi tổ chức quốc tang tại Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin, thay vào đó vẫn chỉ những gương mặt cũ của số người Việt và vài đại diện hội đoàn của người gốc Việt nằm bên phần phía Đông nước Đức.
Tại Việt Nam, tang lễ nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được tổ chức tại 2 địa điểm với nghi thức Quốc tang trọng thể trong 2 ngày 20 và 21/3 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội) và tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM), nhưng Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã không cử người đến viếng mà chỉ gửi lời chia buồn như sau:
„Chúng tôi vô cùng thương tiếc khi hay tin nguyên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phan Văn Khải đã từ trần. Với sự ra đi của ông, Việt Nam đã mất đi một trong những kiến trúc sư quan trọng nhất của chính sách hiện đại hóa và của nền kinh tế tăng trưởng khởi sắc cũng như một chính trị gia đầy nhiệt huyết đã giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới. Chúng tôi vẫn còn nhớ chuyến thăm CHLB Đức 5 ngày của ông trong năm 2001. Nước Cộng hòa Liên bang Đức, Đại sứ Đức tại Việt Nam Christian Berger cùng tập thể cán bộ Đại sứ quán xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia quyến cố Thủ tướng Phan Văn Khải và toàn thể nhân dân Việt Nam“.
Kể từ hôm 22.9.2017, sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức, ông Breul đưa ra thông báo`` đình chỉ đối tác chiến lược với Việt Nam và trục xuất tiếp một cán bộ Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin“ thì quan hệ Việt – Đức đã bị „ đóng băng “.
Việc tổ chức quốc tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại Berlin lần này có lẽ cũng không tránh khỏi các hậu quả tiêu cực từ việc mật vụ Việt Nam tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay tại thủ đô nước Đức vào tháng 7.2017, mà cho đến nay Tổng Công tố và cảnh sát Liên bang Đức vẫn đang trong quá trình điều tra vụ việc.
Sự hiện diện của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, đại diện cho một đất nước với trên 90 triệu dân cũng vì vụ khủng hoảng này mà ngày càng mờ nhạt và mất dần giá trị trong một thế giới văn minh đầy sinh động.
Những người đến viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin hôm 20.3.2018
Lê Anh – Thoibao.de
—-