Bảy Phúc “ăn vặt” một cách lén lút, Tô – Lương “ăn bạo” một cách bài bản?

Ông Nguyễn Xuân Phúc bị dính đến nhiều vụ tiêu cực. Dù ông Phúc đã bị mất chức, nhưng người dân vẫn mong ông Tô Lâm sẽ thẳng tay trừng trị kẻ “sâu dân mọt nước” này.

Tuy nhiên, hết vụ án này đến vụ án khác, ông Bảy Phúc đều được cho qua. Đáng chú ý nhất là vụ Việt Á, vì có liên quan đến sinh mạng của hàng vạn người dân. Vậy mà, ông Phúc không hề bị xử lý.

Như vậy, thử hỏi, cái gọi là “nhà nước của dân, do dân, và vì dân” là như thế sao?

Có thể so sánh, ông Bảy Phúc chỉ dám “ăn lén lút”, bởi ông không trực tiếp nhúng tay vào vụ nào, mà để cho người thân làm. Các vụ việc sẽ bị ém nhẹm, nếu không có những nguồn tin từ nội bộ tuồn ra ngoài, khiến Bộ Chính trị chịu áp lực từ dư luận, và buộc phải xử lý. Nhưng cách xử lý của Đảng vốn không răn đe được ai, mà ngược lại, như khuyến khích quan lại tranh thủ vơ vét, bởi dù bị lộ thì họ vẫn an toàn, nên có gì phải ngại?

Ngược lại, cách “ăn” của ông Tô Lâm và ông Lương Tam Quang hiện nay còn kinh khủng hơn ông Phúc rất nhiều. Bộ đôi nhóm Hưng Yên này không cần lén lút như ông Phúc, mà luật hóa hẳn hoi. Cho công an được giữ lại 85% tiền phạt; bỏ đồng hồ bấm giây tại các giao lộ; gài cho các trụ đèn giao thông nhảy loạn xạ để bẫy người đi đường; thưởng tiền cho người tố giác người tham gia giao thông khi lỡ dính bẫy; cuối cùng là tăng mức mạt lên kịch trần để cảnh sát giao thông tha hồ vơ vét.

Người dân bị “thiên la địa võng” do Tô Lâm và Lương Tam Quang giăng ra, hết đường thoát.

Những đồng tiền cướp đoạt được bằng cách luật hóa, được xem là “hợp pháp”. Tiền từ túi dân được chuyển đến tay cảnh sát giao thông cơ sở, rồi từ cơ sở cống nạp lên trên theo sơ hồ hình “nón”. Như vậy, ở vị trí “đỉnh chóp”, Lương Tam Quang và Tô Lâm sẽ nhận được nguồn cống nạp từ khắp nơi đổ về.

Thử tưởng tượng, mỗi cảnh sát giao thông là “con suối” nhỏ, nhiều con suối tụ lại thành sông nhỏ, nhiều nhánh sông nhỏ tụ về sông lớn, và từ đó đổ về sông cái. Có thể nói, lên đến vị trí của ông Lương Tam Quang và ông Tô Lâm, tiền đổ về cho họ còn hơn sông Mê Kông mùa nước nổi. Một nguồn lợi vô cùng lớn, nhờ hình thức tham nhũng chính sách vô cùng nguy hiểm này.

Vụ Việt Á chỉ là một thương vụ tại một thời điểm, nhưng vụ “đèn đỏ bẫy dân” là một thương vụ lớn, xuyên suốt và sẽ kéo dài trong nhiều năm tới, cho nên, với cặp đôi Tô – Lương, thì nguồn thu là vô tận.

Để làm giàu cho những nhân vật ấy, tình trạng giao thông đường bộ của Việt Nam rơi vào tê liệt, kinh tế khốn đốn, người dân hoảng loạn vv… Có thể nói, chỉ mới áp dụng chính sách nói trên vài ngày, mà hậu quả đã vô cùng khủng khiếp. Không ai hiểu tại sao, đến ngày áp dụng luật mới, thì bỗng dưng lượng đèn đỏ dính “lỗi kỹ thuật” xuất hiện rất nhiều, mạng xã hội phản ánh đầy rẫy nhưng chẳng thấy ai đứng ra xử lý.

Như vậy, nếu so sánh vụ Việt Á với vụ tham nhũng chính sách thông qua “bẫy đèn đỏ”, thì thấy, ông Tô Lâm đáng sợ hơn ông Nguyễn Xuân Phúc rất nhiều. Dù ông Phúc tham lam nhưng không dám ra một chính sách nhằm vơ vét có hệ thống như vậy.

Hiện nay, không còn ai dám phản đối chế độ, bởi từ khi ông Tô Lâm lên nắm quyền, thì chính sách Công an trị của chế độ hà khắc hơn trước rất nhiều. Người dân chỉ còn biết lén lút lên án, bằng cách viết những thư/ bài thống thiết, gửi cho những tờ báo ở nước ngoài không bị kiểm duyệt, để kêu cứu.

Dưới sự cai trị của ông Tô Lâm, dân ngày càng thấy ngột ngạt hơn. Xã hội đang rất nặng nề không lối thoát.

 

Trần Chương – Thoibao.de