Từ khi về hưu, ông Nguyễn Xuân Phúc – cựu Thủ tướng, cựu Chủ tịch nước, lại trở thành tâm điểm trong một số vụ án kinh tế quan trọng.
Đầu tiên là vụ Việt Á, liên quan đến trách nhiệm của ông, khi còn là Thủ tướng. Nguồn tin nội bộ cho thoibao.de biết, ông Phúc mất chức chính vì vụ án này.
Như luật bất thành văn, các vị trí Tứ trụ là không thể bị truy tố. Vì thế, dù vụ Việt Á liên quan đến sinh mạng của rất nhiều người trong đại dịch, nhưng lại được Đảng giải quyết khá “nhẹ nhàng”. Ông Phúc chỉ bị cho về vườn, chứ không chịu bất kỳ một hình thức trừng phạt nào của pháp luật.
Trước ông Phúc, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bị rơi khỏi vũ đài chính trị, vì những chính sách kinh tế tệ hại. Đồng thời, ông Dũng còn để cho con gái trở thành bà trùm không ngai, trong lĩnh vực tài chính. Tất nhiên, trong sự yếu kém của các dự án kinh tế ấy, không thể thiếu tham nhũng. Tham nhũng đem lại nguồn tiền khổng lồ cho các quan chức, biến họ thành những người giàu có, với những khối tài sản chìm nổi cực lớn.
Nói về “ăn” thì quan chức nào cũng có, đó gần như là mẫu số chung của tầng lớp quan lại, từ Trung ương đến địa phương. Ông Nguyễn Tấn Dũng bị cho là “ăn đậm”, còn ông Nguyễn Xuân Phúc thì đang bị khui, và tất nhiên, ông Phạm Minh Chính cũng không thể “nhịn đói” không ăn tiền hối lộ.
Quyền lực trong tay cộng với cơ chế thiếu minh bạch, là môi trường tốt để tham nhũng nảy nở. Tuy nhiên, rất ít người trong số đó bị đưa ra ánh sáng, hầu hết đều hạ cánh an toàn. Trong đó, nếu ở vị trí Tứ trụ, dù có bị lộ mà chịu nhả ghế, thì cũng được yên.
Ông Nguyễn Tấn Dũng sau khi về hưu thì không còn bị điều tra về những vụ án thời ông còn làm Thủ tướng. Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã về hưu, nhưng xem ra, số phận không được “êm ả” như ông Nguyễn Tấn Dũng. Bởi sau khi ông dàn xếp xong vụ Việt Á, thì lại đến vụ án Trương Mỹ Lan.
Nguồn tin nội bộ cho thoibao.de biết, ông Tô Lâm từng dọa tóm ông Phúc, nhưng ông Phúc lại dàn xếp thành công, và tạm được yên ổn. Nhu cầu của Tô Lâm không thực sự là muốn làm trong sạch hàng ngũ Đảng, mà chỉ muốn “tống tiền” người không còn quyền lực. Tất nhiên, hồ sơ đen chính là một loại “con tin” để ông Tổng Bí thư “tống tiền” “đồng chí”, và là sếp của ông một thời.
Hiện nay, vụ án Khu du lịch Đại Ninh của đại gia Nguyễn Cao trí, đang hướng thẳng đến nhà ông Nguyễn Xuân Phúc. Trước mắt, ông Mai Tiến Dũng – nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thời ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng, đã không ngần ngại khai ra kẻ chủ mưu cao nhất là “cấp trên” của ông. Đây lại là cơ hội lớn để Lương Tam Quang tiếp tục “tống tiền” ông Nguyễn Xuân Phúc. Khả năng cao, ông Phúc cũng không bị truy tố, như những vụ án trước, với điều kiện ông phải bung mạnh “tiền chuộc” cho bộ hồ sơ đen mới này.
Tứ trụ về hưu rất nhiều, có thể kể ra như: Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng, Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Nguyễn Thị Kim Ngân, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ… Tuy nhiên, chỉ có ông Nguyễn Xuân Phúc là liên tiếp gặp rắc rối, hết vụ án này đến vụ án khác.
Vì sao?
Thực tế, Thủ tướng là vị trí quyền lực thứ 2 trong Đảng, nắm quyền điều hành nền kinh tế đất nước, nên cơ hội để “xơ múi” cũng rất cao. Cho nên, trong số cựu Tứ trụ, cơ hội “kiếm ăn” của Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Tấn Dũng được xem là vượt trội hơn cả. Tuy nhiên, Nguyễn Tấn Dũng có đàn em đang nắm chức Tổng Bí thư và Thủ tướng. Ngoài ra, ông Dũng còn có nhiều mối quan hệ tốt với các quan chức đương nhiệm khác. So với ông Dũng, thì ông Phúc được xem là “thân cô thế cô”, nên dễ bị Tô Lâm bắt nạt hơn.
Đã qua thời kỳ “ăn khẩm”, giờ ông Phúc phải “nhả lại”, để mua lấy sự an toàn sau khi hạ cánh.
Trần Chương – Thoibao.de