Chủ tịch nước Lương Cường đi tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác APEC 2024 tại Lima, Peru, đồng thời thăm chính thức Cộng hòa Peru từ ngày 12 đến 16/11. Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị nguyên thủ quốc gia.
Trong khi đó, có các đánh giá cho rằng, ông Tô Lâm Hình như đã cảm nhận được những cơn “sóng ngầm” trong chính trường, đó là sự phản ứng từ các phe chống đối trong Đảng, được cho là do ông Lương Cường dẫn dắt.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường đều là những nhân vật chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, không có thông tin chính thức thừa nhận mối quan hệ cá nhân không bình thường giữa 2 lãnh đạo hàng đầu này.
Giữa lúc một số nhà phân tích cho rằng, không thể coi nhẹ khả năng Chủ tịch Lương Cường sẽ vươn lên vị trí Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội 14 diễn ra vào đầu năm 2026.
Ở chiều ngược lại, có một số nhận định từ giới phân tích cho rằng, ông Tô Lâm đang nỗ lực “bày binh, bố trận” để thâu tóm toàn bộ quyền lực trong Đảng. Việc Tổng Bí thư Tô Lâm nhường lại chức Chủ tịch nước không phải là sự thất thế, mà đó là một tính toán khôn ngoan, để tạo sự đồng thuận trong nội bộ Đảng, cũng như tạo đà cho việc trở thành một Tổng Bí thư quyền lực nhất sau Đại hội 14.
Các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, diễn ra cứ 5 năm một lần, đòi hỏi phải có sự hợp tác thống nhất giữa các cơ quan của Đảng và Nhà nước, cũng như các lãnh đạo hàng đầu. Dù chức danh Chủ tịch nước không phải là người trực tiếp tham gia vào công tác nhân sự của Đảng, nhưng ông Lương Cường, thông qua các mối quan hệ chính trị cũng có ảnh hưởng đáng kể đến việc bầu chọn các vị trí lãnh đạo trong Đảng. Đặc biệt trong việc lựa chọn nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, cũng như Ban Bí thư trong Đại hội 14.
Những đánh giá về sự thiếu đồng thuận giữa ông Tô Lâm và ông Lương Cường là điều có thật, đã xảy ra từ đầu năm 2024 cho đến nay. Tuy nhiên, để tạo được ảnh hưởng lớn hơn nữa trong Đảng trước kỳ Đại hội 14, 2 ông Tô Lâm và Lương Cường phải tạm đóng băng mối mâu thuẫn này.
Trên cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, cả 2 ông Tô Lâm và Lương Cường sẽ có ảnh hưởng lớn tới sự ổn định chính trị và tiếp tục phát triển các chính sách của Việt Nam tại Đại hội 14 sắp tới.
Những đánh giá về khả năng mạnh, yếu và ai sẽ là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội 14 vẫn chỉ là sự “giả định”, vì nó sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: Khả năng lãnh đạo và quản lý, yếu tố phẩm chất chính trị và đạo đức, quy trình dân chủ và minh bạch…
Nhưng quan trọng nhất, đó là sức mạnh của các phe cánh. Xét trên yếu tố này, dễ dàng nhận thấy thế và lực của Tổng Bí thư Tô Lâm đường như áp đảo phe tướng lĩnh “chính trị” của ông Lương Cường. Nhưng trên bình diện tổng thể thì vẫn chưa biết “mèo nào đã cắn mỉu nào”.
Nhân vật Thường trực Ban Bí thư kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú, được đánh giá là người có khả năng tạo ra các “rắc rối” cho Tổng Bí thư Tô Lâm. Bởi ông Tú nằm ngoài tầm kiểm soát của Tô Lâm, nhưng là người đứng đầu cơ quan có quyền lực điều tra các lãnh đạo cấp cao.
Theo một số ý kiến, đây là lý do, ông Tô Lâm bắt buộc phải duy trì bằng được, mối quan hệ vốn có với Thủ tướng Phạm Minh Chính, cũng như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang.
Một khi mối liên minh này “đứt gãy”, đồng thời Trần Cẩm Tú chính thức bắt tay với phe quân đội thì ngay lập tức sẽ sinh chuyện. Điều đó hết sức có lợi đối với Chủ tịch nước Lương Cường.
Trà My – Thoibao.de