Tại Hội nghị Toàn quốc sáng 9/7 dành cho Ban bí thư và Bộ Chính trị, ông Nguyễn Phú Trọng không có mặt, thay vào đó, ông Lương Cường – Đại tướng Quân đội, Thường trực Ban Bí thư, phát biểu thay cho ông Trọng.
Đây là một Hội nghị quan trọng cho vấn đề nhân sự của Đại hội 14, sẽ diễn ra vào đầu năm 2026. Với vai trò là Trưởng tiểu ban Văn kiện và Trưởng tiểu ban Nhân sự, nhưng ông Trọng vẫn không có mặt, chứng tỏ, sức khỏe của ông đã rất yếu, không cho phép xuất hiện. Hồi tháng trước, khi ông Putin đến Việt Nam, ông Trọng đã xuất hiện với bộ dạng phù thũng, và không thể tự đứng. Lần này, ông cũng vắng mặt. Dư luận đang đặt câu hỏi to tướng về khả năng xuất hiện của ông Trọng tại Hội nghị Trung ương 10, sẽ diễn ra trong vòng hơn 2 tháng nữa.
Nguồn tin nội bộ cho biết, rất có thể, Tổng Trọng sẽ nghỉ hưu tại Hội nghị Trung ương 10 sắp tới. Sức khỏe của ông hiện nay đang ngăn cản ông tiếp tục công việc.
Thông tin về việc ông Trọng rời ghế, được dư luận chờ đợi rất nhiều, bởi người ta tò mò muốn biết, sau khi ông rời ghế, thì ai sẽ là người thay thế?
Cho tới nay, nhiều dự đoán cho rằng, Tô Lâm sẽ là nhân vật sáng giá nhất cho vị trí Tổng Bí thư, sau khi ông Trọng nghỉ hưu. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến khá thận trọng, khi cho rằng, khả năng ông Tô Lâm ngồi ghế Tổng Bí thư không cao như mọi người tưởng. Nguyên nhân được lý giải là, ông Trọng đã chuẩn bị một tảng đá lớn để chặn đường Tô Lâm, nếu ông Trọng vì lý do bất khả kháng nào đấy không thể tiếp tục chức Tổng Bí thư. Vậy tảng đá ấy là ai?
Nhiều nhà quan sát đánh giá rằng, việc ông Trọng chọn Đại tướng Lương Cường làm Thường trực Ban Bí thư, là có ý đồ. Ông dùng quân đội quản lý Ban Bí thư thay ông, mục đích là để cản đường Tô Lâm chiếm ghế Tổng Bí thư, nếu ông không còn.
Thường trực Ban Bí thư được xem là Phó Tổng Bí thư. Thông tường, nếu cấp trưởng đứt gánh giữa đường, thì cấp phó sẽ điều hành thay. Khi đó, Tô Lâm muốn bước chân vào “ngai vàng” mà ông Tổng để lại, thì phải bước qua người gác đền Lương Cường.
Trước khi nắm chức Thường trực Ban Bí thư, ông Lương Cường là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, một vị trí có ảnh hưởng rất lớn trong quân đội, không thua gì Tổng tham mưu trưởng. Với mối quan hệ vốn có, ông Lương Cường sẽ đóng tốt vai trò là “đá tảng”, chặn bước tiến của Tô Lâm.
Mối quan hệ của ông Lương Cường trong giới quân đội, đến nay vẫn là ẩn số. Năm 2021, ông Lương Cường có sức mạnh chính trị ngang ngửa với ông Phan Văn Giang, ông chỉ thua ông Giang vào phút chót. Giờ đây, với những mối quan hệ đấy, cộng với sự ủng hộ của các thành viên Ban Bí thư và các uỷ viên Bộ Chính trị khác, xem ra, Tô Lâm khó lòng mà dẹp được Lương Cường sang một bên, để băng băng về đích.
Ông Lương Cường được đánh giá là không đủ mạnh để thắng ông Tô Lâm, nhưng ông hoàn toàn đủ khả năng để cản đường Tô Lâm. Trước mắt, Tô Lâm không thể dễ dàng quật ngã Lương Cường, như đã từng quật ngã Trương Thị Mai, bởi công an không được nhúng tay vào điều tra tướng tá quân đội. Mà một khi Tô Lâm không thể điều tra, thì vũ khí mà Tô Lâm sử dụng bấy lâu nay, sẽ không còn hiệu quả đối với ông Thường trực Ban Bí thư nữa.
Đến nay, ông Trọng vẫn chưa… tắt thở, nhưng chuyện này trước sau gì cũng xảy ra, và thậm chí, còn có khả năng xảy ra trong năm nay. Khi đó, Tô Lâm tung bài cũ thì cũng chẳng thể làm gì được Lương Cường. Mà nếu không dẹp được kẻ cản đường, thì người thất thế lại là Tô Lâm, chứ không ai khác.
Việc chọn ông Lương Cường thay bà Trương Thị Mai, xem như nước cờ cao tay của ông Tổng. Khi đi nước cờ này, ông đã tính luôn trường hợp ông nhắm mắt giữa nhiệm kỳ. Mục đích chỉ là để cản Tô Lâm chiếm ngôi. Xem ra, ông Tô Lâm vẫn không phải là đối thủ của ông Trọng, cho dù ông Trọng có nhắm mắt.
Trần Chương – Thoibao.de