Tô Lâm thâu tóm quyền lực và không gian công cộng bị thu hẹp

Ngày 6/6, báo Tiếng Dân đăng bài “Không gian công cộng của Việt Nam đang bị thu hẹp”, do dịch giả Song Phan chuyển ngữ, từ bài đăng trên trang Asia Sentinel của tác giả David Brown.

Bài viết mở đầu với tóm tắt: Bộ Công An ngày càng tăng quyền lực

Tác giả đề cập đến việc nhà báo Huy Đức đột nhiên biến mất.

Theo đó, giữa trưa 1/6, ông Trương Huy San, tức nhà báo Huy Đức, 60 tuổi, rời khỏi nhà, nhưng lại không đến buổi họp mặt “Cà phê thứ Bảy” như dự kiến. Nhiều người tin rằng, ông đã bị cảnh sát mặc thường phục chặn bắt và bị biệt giam từ lúc đó.

Tác giả cho rằng, trong số những blogger “nghiêm túc” của Việt Nam, những người bình luận sâu sắc về các vấn đề quốc gia, không ai được nể phục hơn San, với 350.000 người theo dõi trên Facebook. Nhưng những người ngưỡng mộ ông vẫn không nghĩ ra được lý do khiến ông bị giam giữ.

Tác giả cho biết, Huy Đức là một phóng viên xuất sắc và đã bị thu hồi thẻ nhà báo cách đây [hơn] chục năm. Ông cũng là tác giả sách Bên Thắng Cuộc, một cuốn sách được xuất bản ở Mỹ, ghi lại những năm hậu chiến, khi chế độ Hà Nội vật vã để đưa người dân miền Nam buồn thảm vào nhà nước độc Đảng.

Tác giả nhận xét, có lẽ ngẫu nhiên, dạo gần đây, Bộ Công an lại rất nổi tiếng. Tướng Tô Lâm được chọn làm tân Chủ tịch nước, thay thế vị trí của một Uỷ viên Bộ Chính trị bị mất chức, được cho là do Tướng Lâm dàn dựng.

Trong khi đó, điều đặc biệt đáng lo ngại là, có rất nhiều bằng chứng cho thấy, Lâm đã sử dụng thời gian làm lãnh đạo ở Bộ Công an, để biến nó thành một bộ máy trừng phạt đáng sợ, đối với những người có hành vi sai trái. Nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu. Các quan chức càng ngày càng khó hơn, để biết, điều gì được phép làm và điều gì không; điều chắc chắn duy nhất là Bộ Công an có hồ sơ đen về mình.

Tác giả cũng cho hay, các nhà quan sát theo sát tình hình Việt Nam đã ghi nhận xu hướng “an ninh hóa” rõ rệt, trong 13 năm Nguyễn Phú Trọng nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhìn lại, năm 2015 được coi là một bước ngoặt. Đó là năm mà Nguyễn Phú Trọng toàn thắng trước cựu Thủ tướng hai nhiệm kỳ Nguyễn Tấn Dũng. Từ đó, Trọng tự do thực hiện tầm nhìn của riêng mình, về một nước Việt Nam – nơi mà sự tiến bộ phụ thuộc vào việc thanh lọc những quan chức không tuân thủ chặt chẽ Học thuyết Mác-Lênin, và đạo đức Xã hội Chủ nghĩa.

Từ năm 2024, rõ ràng, tầm nhìn của Trọng đã trao cho Bộ Công an, đóng một vai trò rất lớn trong công việc nội bộ của Đảng.

Tác giả dẫn nhận định của Đinh Thế Vinh – một nhà báo độc lập viết trên Tạp chí Luật Khoa, lưu ý rằng, trong nhiệm kỳ 8 năm làm Bộ trưởng của Tô Lâm, nhiều lớp nhân viên cấp trung của Bộ Công an đã bị loại bỏ, đồng thời, số lượng nhân viên cấp cơ sở đã tăng gấp đôi – 1,5 triệu người.

Tác giả cũng dẫn nhà báo Bill Hayton, cộng tác viên Chương trình châu Á – Thái Bình Dương của tổ chức tư vấn Chatham House ở London, nhận xét trong một bản tóm tắt ngày 9/5 rằng, một đặc điểm nổi bật của tình trạng hỗn loạn gần đây trong nội bộ Đảng – đặc biệt là chiến dịch chống tham nhũng – là những rạn nứt bên trong ngày càng trở nên rõ ràng hơn.

Tác giả tiếp tục dẫn bài bình luận của ông Nguyễn Khắc Giang, công bố tháng 5/2023, nhấn mạnh rằng:

Bộ Công an, thường được coi là cơ quan thực thi chiến dịch chống tham nhũng, đã được trao quyền hành rất lớn. Cuộc cải tổ lực lượng cảnh sát năm 2018, nhằm củng cố nền tảng cảnh sát, đã dẫn đến sự tập trung quyền lực cao hơn vào tay Bộ trưởng Bộ Công an. Đồng thời, ngân sách Bộ Công an đã tăng lên đều đặn…”

Tác giả đề cập đến bình luận của Huy Đức về những vấn đề này, qua hai bài đăng trên tài khoản Facebook của ông ngay trước khi bị bắt, được nhiều người nêu ra như là lý do có thể khiến ông bị bắt.

 

Minh Vũ – thoibao.de