Xử Trần Quý Thanh, Tô Đại mở đường tới Hồ Mẫu Ngoạt – cựu Trợ lý của Tổng Trọng?

Công luận cho rằng, chuyện gia đình ông Trần Quí Thanh và hai cô con gái, Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích, bị cáo buộc chiếm đoạt 767 tỷ đồng, là một ví dụ điển hình cho câu tục ngữ “gieo gió ắt gặp bão”.

Trong bối cảnh, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đang ráo riết tập trung mọi nỗ lực với mưu đồ “giành ngôi đoạt vị”, để thay thế Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì việc đưa vụ án của ông Trần Quý Thanh ra xét xử, là có ý tứ gì?

Báo Tuổi Trẻ ngày 24/3 đưa tin “Ông Trần Quí Thanh bị đề nghị 9-10 năm tù”. Bản tin cho biết, sau hơn một ngày xét xử, chiều 24/4, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã luận tội cha con ông Trần Quí Thanh. Theo đó, ông Thanh bị đề nghị từ 9 đến 10 năm tù, bà Uyên Phương bị đề nghị từ 5 đến 6 năm tù, bà Ngọc Bích bị đề nghị từ 4 đến 5 năm tù.

Theo kết luận điều tra của Bộ Công an, 3 cha con ông Trần Quí Thanh đã cho một số doanh nghiệp, cá nhân vay tiền, nhưng sử dụng thủ đoạn không ký hợp đồng cầm cố tài sản, mà buộc người vay phải ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng tài sản, rồi chiếm đoạt lấy.

Trong ngày đầu xét xử, tại tòa, ông Trần Quí Thanh vẫn khẳng định mình không có tội, cũng không cho vay, mà là mua bán đất với các bị hại. Tuy nhiên, sau đó ít giờ, cả 3 cha con ông Trần Quí Thanh đã thống nhất nhận tội, theo như cáo trạng truy tố.

Nói về sự giàu có của gia đình ông Trần Quý Thanh, công luận đánh giá, ở Việt Nam, nói về nắm giữ tiền mặt, nếu gia đình ông Trần Quý Thanh “đứng thứ 2”, thì “chắc không ai dám nhận chủ nhật”.

Tập đoàn Tân Hiệp Phát là một doanh nghiệp tư nhân, sản xuất nước giải khát, với doanh số lên tới trên dưới 6.000 tỷ, lãi trước thuế trung bình mỗi năm 2.000 tỷ. Thậm chí, có những năm, doanh thu của Tân Hiệp Phát bằng cả Coca với Pepsi sản xuất tại Việt Nam cộng lại.

Nhưng khổ nỗi, cha con ông Thanh kiếm được lợi nhuận bao nhiêu cũng không thấy đủ. Vì thế, ngoài sản xuất nước đóng chai thì họ còn mở thêm mảng cho vay tiền, nhận cầm cố dự án. Đây cũng chính là lý do khiến cả nhà ông Trần Quý Thanh vướng vào vòng lao lý.

Tục ngữ Việt Nam có câu, “Gieo gió tất gặt bão”. Đây được cho là lời răn dạy cho những ai muốn hại người, để cầu lợi ích, thì sẽ gặp tai họa là điều không tránh khỏi.

VietnamNet ngày 4/8/2014 đưa tin, cho biết, ngày 2/8/2014, tại tỉnh Hà Nam, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng đã tới thăm nhà máy Number 1 Hà Nam của ông Thanh, và nhấn nút khởi động dây chuyền sản xuất của nhà máy. Giới thạo tin cho biết, ông Trần Quí Thanh có mối quan hệ đặc biệt với ông Hồ Mẫu Ngoạt – cựu Trợ  lý của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Việc ông Trọng thăm nhà máy Number 1 là có sự tác động của ông Hồ Mẫu Ngoạt, theo đề nghị của ông Thanh, với giá 5 tỷ đồng. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong muôn vàn các phi vụ kiếm ăn của ông Ngoạt mà thôi.

Dư luận xã hội cho rằng, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, vốn trăm công ngàn việc, lý do gì mà lại dành sự ưu ái đặc biệt cho Tân Hiệp Phát như thế? Và điều này có liên quan gì tới việc Tân Hiệp Phát có các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh hay không?

Vì sao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – trên cương vị người đứng đầu Cơ quan Phòng chống Tham nhũng Trung ương, lại sơ suất như vậy. Để bị mang tiếng chống lưng cho vị “đại gia” đầy tai tiếng Trần Quý Thanh của Tân Hiệp Phát.

Công luận đánh giá rằng, Trợ lý là cánh tay nối dài của lãnh đạo. Được lãnh đạo Việt Nam sử dụng như một trung gian, để làm tiền doanh nghiệp cũng như nhận hối lộ từ doanh nghiệp. Điều vừa kể có liên quan gì đến việc Bộ trưởng Tô Lâm và Bộ Công an thường xuyên bắt giữ các thư ký, trợ lý của lãnh đạo cao cấp, mà mới nhất là vụ bắt Trợ lý của Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ.

Công luận cho rằng, phải chăng, đó là hệ quả của tình trạng “thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Không chỉ trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, mà cả ở thượng tầng kiến trúc của bộ máy chính trị Việt Nam, cũng đang ở trong một tình trạng chung như vậy.

Một câu hỏi đặt ra là, vì sao, Bộ Công an lại xử lý 3 cha con ông Trần Quí Thanh vào lúc này, khi cuộc chiến cung đình đang ở cao trào? Và điều này có liên quan trong khả năng có thể “bắc cầu” đến Hồ Mẫu Ngoạt – cựu Trợ lý của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hay không?

Chúng ta hãy chờ xem./.

 

Trà My – Thoibao.de