Tại thời điểm hiện nay, Bộ trưởng Công an Tô Lâm không dấu diếm tham vọng giành chiếc ghế Tổng Bí thư, tại Đại hội 14. Tuy nhiên, vào năm 2025, ông Tô Lâm đã 68 tuổi, điều này sẽ là một trong những trở ngại lớn cho việc có tên trong danh sách nhân sự chủ chốt, ở lại khóa sau.
Việc chỉ trong vòng 1 năm, 2 cựu Chủ tịch nước đã bị loại bỏ, nguyên nhân không nằm ngoài tham vọng chức Chủ tịch nước của Bộ trưởng Tô Lâm, để giành một suất “trường hợp đặc biệt”.
Sự trỗi dậy của Tô Lâm được cho là để “giành ngôi, đoạt vị” hậu Tổng Trọng, là điều ai cũng thấy rõ. Nhưng, việc Tô Lâm “dám” đánh vào “tử huyệt” của ông Trọng, để buộc Tổng Trọng phải “tâm phục, khẩu phục”, giơ cờ trắng đầu hàng, vẫn chưa rõ mục đích.
Bắt đầu từ việc, Bộ trưởng Tô Lâm bất ngờ hạ gục Võ Văn Thưởng. Dư luận đặt câu hỏi: Việc này có liên quan gì đến chuyện ông Thưởng có mối quan hệ “đặc biệt”, trên mức bình thường với ông Lê Thanh Hải?
Ông Lê Thanh Hải được mệnh danh là “sâu chúa” – là một trùm tham nhũng, đồng thời cũng là người tạo điều kiện, chống lưng cho bà “trùm” Trương Mỹ Lan.
Từ tháng 4/2014, dưới sự vận động của Bí thư Lê Thanh Hải, ông Thưởng đã ngồi ghế Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Khi đó, Lê Thanh Hải hy vọng, sau Đại hội 12, ông Thưởng sẽ trở thành Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Thành Hồ. Tuy nhiên, sau Đại hội 12, ông Đinh La Thăng bất ngờ lọt vào Bộ Chính trị và trở thành Bí thư Thành ủy Thành Hồ, khiến cả ông Hải và ông Thưởng đều vỡ mộng.
Trong buổi lễ tiễn ông Thưởng ra Hà Nội nhậm chức, ông Hải đã ôm chặt ông Thưởng và khóc như “chưa từng được khóc”. Sau đó ít lâu, dưới bàn tay của Lê Thanh Hải, Đinh La Thăng đã nhận đòn thù, chấm dứt sự nghiệp chính trị với bản án 30 năm tù giam.
Công luận so sánh việc Tổng Trọng “trảm” Đinh La Thăng, cùng cách ông đối xử với Lê Thanh Hải. Những sai phạm của Lê Thanh Hải bị đánh giá là gấp vạn lần Đinh La Thăng. Nhưng vì sao, đến nay, Lê Thanh Hải vẫn không hề hấn gì?
Ngoài ra, ông Thưởng có vai trò không nhỏ trong việc “giải cứu” cho Lê Thanh Hải thoát án truy tố, về những sai phạm hết sức nghiêm trọng, nhất là vụ tham nhũng liên quan đến dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Ngày 19/3/2020, Bộ Chính trị khóa 12 đã họp, xem xét việc kỷ luật 2 ông Lê Thanh Hải và Lê Hoàng Quân. Tại đó, ông Thưởng cho rằng, chỉ nên xử lý kỷ luật ông Hải ở mức “cảnh cáo”. Lý do, cần cân nhắc cả quá trình công tác, sự cống hiến, đóng góp của ông Lê Thanh Hải, đối với Đảng bộ Thành Hồ.
Như vậy, trong quá khứ, ông Thưởng đã có mối quan hệ chằng chịt với nhóm lợi ích Sài Gòn của Lê Thanh Hải, kể cả với Chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan.
Giới thạo tin tiết lộ: “Ông Nguyễn Phú Trọng không thể mạnh tay hơn với Lê Thanh Hải, bởi nhiều lý do, nhưng bản thân ông Trọng cũng có những nét “tương đồng” về những sai phạm giống như ông Lê Thanh Hải”.
Hơn nữa, Lê Thanh Hải làm Ủy viên Trung ương Đảng 3 khoá, trong đó có 2 khóa là Ủy viên Bộ Chính trị, nên ông Hải nắm tường tận những “thâm cung bí sử”, đấu đá nội bộ và tranh giành quyền lực trong Đảng.
Có tin cho rằng, Lê Thanh Hải đã bắn tin cho Tổng Trọng rằng, “lòng vả cũng như lòng sung”, trước kia anh đã vô trách nhiệm, thì bây giờ đừng bắt người khác phải chịu trách nhiệm thay anh.
Theo đó, ông Hải muốn dọa ông Trọng về những sai phạm của ông Trọng, trong thời gian làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Được biết, năm 2006, Bí thư Hà Nội Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Hà Nội Hoàng Văn Nghiên đã làm thất thoát 3.000 tỷ đồng của ngân sách, khi có những ưu ái “bất thường” cho Tập đoàn Ciputra của Indonesia.
Đổi lại, Bí thư Hà nội Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Hà Nội Hoàng Văn Nghiên – mỗi người được lãnh 1 triệu USD tiền mặt và 2 căn biệt thự ở Khu Đô thị Nam Thăng Long, gần Hồ Tây. Được biết, ông Trọng đã bán đi một căn, còn một căn cho ông Nguyễn Phú Trường – Vụ trưởng Vụ Tổ chức Ban Tuyên giáo Trung ương, là con trai ông Trọng, hiện đang ở.
Thông tin này hiện vẫn còn lưu trên báo Dân Trí online ngày 28/9/2006.
Khả năng cao, Tô Lâm sẽ xử lý Võ Văn Thưởng để bắc cầu sang Lê Thanh Hải. Rồi từ “sâu Chúa” Hải Sài Gòn, có thể moi ra những cáo buộc của ông đối với Tổng Bí thư. Đồng thời, lật lại hồ sơ vụ án tham nhũng của ông Trọng cách đây 20 năm – điều mà cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng đang còn làm dang dở?
Trà My – Thoibao.de