Bài học muộn màng của Tổng Trọng khi Tô Đại bất ngờ hạ bệ V.V Thưởng?
Ngày 13/3, truyền thông nhà nước đưa tin, Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhóm họp về vấn đề Nhân sự cấp cao cho Đại hội Đảng lần thứ 14.
Giới thạo tin khẳng định, trong cuộc họp này, sau báo cáo của Ban Nội chính Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Bộ Công an, tập thể Bộ Chính trị đã thống nhất, “yêu cầu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phải làm đơn, xin thôi tất cả các chức vụ đang nắm giữ, như: Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh, Tổng Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam, Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 13…”
Tin đồn vừa kể, đã được một hãng tin quốc tế xác nhận vào ngày 14/3, khi cho biết, Vua và Hoàng hậu Hà Lan hoãn chuyến thăm dự kiến diễn ra từ ngày 19 đến 22/3, theo yêu cầu của chính quyền Việt Nam. Lý do được đưa ra là, do tình hình “nội bộ” của lãnh đạo cấp cao Việt Nam có vấn đề.
Một câu hỏi được công luận quan tâm, đó là, “chuyện nội bộ” của lãnh đạo Việt Nam là chuyện gì?
Điều đó có liên quan gì đến những đồn đoán đang làm nóng mạng xã hội và các Diễn đàn Chính trị hiện nay?
Một số nguồn thạo tin đã khẳng định:
“Các sai phạm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có liên quan đến việc, Cơ quan Cảnh sát Điều tra C03 của Bộ Công an, ngày 8/3, đã khởi tố, bắt giam cựu Chủ tịch Quảng Ngãi Cao Khoa, và đương kim Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh, với cáo buộc “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.”
Bên cạnh đó, Chánh Văn phòng Huyện ủy huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long – Đặng Trung Hoành, cũng bị bắt ngày 8/3, là đồng hương, là cánh tay phải của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Ông Hoành được cho là người đã nhận 60 tỷ của Nguyễn Văn Hậu – Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, để xây nhà thờ tổ cho ông Võ Văn Thưởng ở quê nhà, thuộc huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Đổi lại, Tập đoàn Phúc Sơn được nhận các công trình đầu tư với giá trị cả ngàn tỷ đồng.
Theo giới quan sát, các đồn đoán vừa kể có mức độ khả tín không dưới 90% và việc Chủ tịch Thưởng rút lui khỏi chính trường, chỉ còn là vấn đề thời gian.
Chủ tịch Thưởng – hiện là nhân vật số 2 trong thứ bậc các lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Thưởng là nhân sự được Tổng Trọng chọn lựa và bồi dưỡng trực tiếp trong một thời gian dài.
Vậy, với trách nhiệm cao nhất, Tiểu ban Nhân sự và cá nhân ông Trọng đã có các phản ứng ra sao?
Theo giới quan sát, tại cuộc họp của Tiểu ban Nhân sự Đại hội Đảng lần thứ 14, diễn ra vào ngày 13/3, trên cương vị Trưởng tiểu ban Nhân sự Đại hội 14, ông Nguyễn Phú Trọng là người chủ trì phiên họp.
Truyền thông nhà nước mô tả, Tổng Trọng xuất hiện trong một trạng thái khá khác thường, song vẫn đưa ra những yêu cầu giáo điều, như: Bộ Chính trị phải là một tập thể thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất cao ý chí và hành động. Đồng thời, cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, gắn bó mật thiết với nhân dân, quy tụ được sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân; đủ uy tín, năng lực lãnh đạo đất nước trong giai đoạn phát triển mới.
Theo giới chuyên gia, những ý kiến của Tổng Trọng chỉ nhằm trấn an dân chúng, trước tình trạng đấu đá quyền lực ngày càng “khốc liệt” trong nội bộ Đảng, liên quan đến nhân sự cấp cao cho Đại hội 14 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, cũng cho biết, ông Trọng khá bất ngờ với đòn hiểm mà Bộ Trưởng Tô Lâm, bất ngờ đánh quỵ ông Võ Văn Thưởng.
Truyền thông nhà nước cũng dẫn lời Tổng Trọng tại Hội nghị này, cho biết, chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 13 đến nay, “Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đã phải thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ cấp cao, thuộc diện Trung ương quản lý; một số cán bộ đã bị xử lý hình sự”.
Điều đó đã cho thấy, chất lượng nhân sự cấp cao do Tổng Trọng chọn lựa là rất có vấn đề. Mà trường hợp ông Võ Văn Thưởng vừa gặp “sự cố”, là một trong những ví dụ chua chát nhất.
Công luận đặt câu hỏi, tại sao, việc nhận tiền từ nhà thầu, để xây dựng nhà thờ tổ của cựu Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng – là một vụ việc lớn và tày đình đối với một quan cấp tỉnh, diễn ra cách đây hơn 10 năm.
Nhưng tại sao, vụ này không bị Cơ quan Phòng chống tham nhũng và tiêu cực, mà Tổng Bí thư Trọng là người đứng đầu, phát hiện và xử lý kịp thời?
Nếu như, ông Trọng không cố tình dấu diếm khuyết điểm của Võ Văn Thưởng trước đây, thì hôm nay đâu có đến nông nỗi này?./.
Trà My – Thoibao.de