Vì sao Đỗ Hữu Ca và Tổng Trọng chẳng khác gì nhau?

Vì sao Đỗ Hữu Ca và Tổng Trọng chẳng khác gì nhau?

Ông Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng, từ tháng 7/2010 đã nghỉ hưu. Ông Ca bị bắt ngày 18/2/2023, do liên quan đến vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Báo Dân trí ngày 21/2 đưa tin, “Xác minh tài sản “khủng” của cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca”. Bản tin cho biết, khi bắt khẩn cấp ông Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng, cơ quan điều tra đã khám xét chỗ ở và thu giữ nhiều đồ vật, tài sản… có giá trị cao.

Ngoài 2 biệt thự khủng đang sử dụng, ông Ca còn có trên 40 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mang tên vợ chồng ông Ca và một số cá nhân khác. Cơ quan chức năng đã tạm giữ nhiều đồ vật, tài sản là tiền Việt Nam; tiền ngoại tệ; các trang sức; kim loại màu vàng;

Theo vợ chồng ông Ca khai, đây là tài sản có được thông qua việc tiết kiệm trong quá trình công tác, bố mẹ để lại, quà lễ tết của các đơn vị, và tiền lãi do kinh doanh bất động sản.

Dư luận xã hội cho rằng, với mức lương và phụ cấp của ông Ca, trên cương vị Giám đốc Công an Hải Phòng, thu nhập không quá 20 triệu đồng, nếu tằn tiện cũng không đủ ăn. Việc sở hữu một khối tài sản khổng lồ như vậy, đặc biệt là những bất động sản lớn và sang trọng, trong suốt một thời gian dài, tại sao không bị phát hiện để xác minh nguồn gốc của tài sản?

Trong khi, việc công khai minh bạch tài sản của quan chức là một yêu cầu bắt buộc. Đây là quy định cụ thể của Bộ Chính trị, và việc kê khai tài sản là điều bắt buộc đối với cán bộ lãnh đạo. Chỉ thị của Đảng nhấn mạnh rằng, nếu không trung thực kê khai với tổ chức, sẽ là vi phạm nghiêm trọng.

Song, ở Việt nam hiện nay, tình trạng các quan chức kê khai tài sản để cho có, thậm chí xảy ra tình trạng bốc thăm để xem ai phải công khai tài sản, đã trở thành hiện tượng phổ biến. Đó chính là nguyên nhân vì sao, ở Việt Nam thường xảy ra tình trạng, “con voi chui lọt qua những lỗ kim”.

Mới nhất, tại Hội nghị Trung ương 8 khóa 13 (10/2023), Ban chấp hành Trung ương đã ra nghị quyết thi hành kỷ luật, cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Đức Thọ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.

Bộ Chính trị kết luận, ông Lê Đức Thọ đã vi phạm nghiêm trọng quy định trong việc kê khai tài sản, với lý do ông Thọ sở hữu số tiền gửi trong các ngân hàng hơn 3 ngàn tỷ và số cổ phiếu khoảng 1 ngàn tỷ đồng.

Trên mạng xã hội, có nhiều ý kiến cho rằng, thậm chí, lãnh đạo cao cấp nhất là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng không gương mẫu để nêu gương, trong vấn đề kê khai tài sản để làm gương.

Cụ thể, ngày 6/5/2018, ngay trước ngày khai mạc Hội nghị Trung ương 7 khóa 12, trên mạng xã hội Facebook đã lan truyền “Thư Kiến nghị” của các đảng viên Đảng Cộng sản, yêu cầu Tổng Trọng phải công khai tài sản của cá nhân để làm gương.

Được biết, đã có 54 người ký tên trong bức thư ngỏ vừa kể, trong đó có nhiều những trí thức tên tuổi như: nguyên Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, ông Nguyễn Trọng Vĩnh; Nhà văn Nguyên Ngọc… và 16 đảng viên của Đảng bộ xã Đồng Tâm, Hà Nội, cũng tham gia ký tên vào Thư yêu cầu.

Bức thư ngỏ nêu rõ, “Nếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không minh bạch hóa tài sản của mình, thì người dân sẽ tiếp tục nghi ngờ ông không trong sạch, và cuộc chiến chống tham nhũng của ông được coi là không thực tâm”.

Được biết, trước đó, ngày 17/6/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp xúc cử tri tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, đã nhấn mạnh rằng, vấn đề kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm, bởi nó liên quan đến quyền đời tư, quyền bí mật cá nhân.

Công luận đánh giá, phát biểu trên mang tính tránh né, để không chịu kê khai tài sản theo Nghị quyết của Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Đồng thời đặt câu hỏi, nếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thực sự trong sạch, không tham nhũng, không có những tài sản bất minh, thì tại sao không dám công khai tài sản?

Cho nên, việc cựu Giám đốc Công an Hải phòng Đỗ Hữu Ca mới đây, hay Lê Đức Thọ cựu Bí thư Bến Tre gần đây, mắc tội  “kê khai tài sản không trung thực” cũng là điều dễ hiểu. Bởi lý do, “thượng bất chính, thì hạ tắc loạn”.

Dư luận xã hội thấy rằng, giới quan chức hiện nay, 100% đều tham nhũng dưới các hình thức khác nhau, và trường hợp như ông Đỗ Hữu Ca không phải là trường hợp ngoại lệ. Nếu các cơ quan chức năng hễ sờ đến bất quan chức nào để điều tra, thì 100% lãnh đạo Việt nam hiện nay đề là tội phạm ăn cắp, tham nhũng. Có chăng chỉ là chưa bị lộ mà thôi./.

 

Trà My – Thoibao.de