Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây đã đề nghị Chính phủ cho phép nhập khẩu nguồn điện gió từ Lào, với lý do có giá thành cạnh tranh hơn rất nhiều so với các nguồn điện gió trong nước.
Lập tức, giới chuyên gia đặt câu hỏi, “Điện gió ở Việt Nam đầy rẫy, sao lại phải nhập từ Lào?”
Chưa kể tới việc, EVN thông báo mua của người dân điện mặt trời sử dụng không hết, với giá không đồng?
Với cung cách kinh doanh lỗ “triền miên” của EVN, bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ % lại quả là một vấn đề luôn bị nghi vấn, thì đề nghị vừa kể của EVN là rất có vấn đề.
Công luận hết sức bức xúc và thấy rằng, các Bộ trưởng Công Thương trong thời gian gần đây, như: Trần Tuấn Anh, Nguyễn Hồng Diên, có những biểu hiện tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích, đặc biệt “nhóm lợi ích điện lực” của ông Trần Tuấn Anh?
Tới mức, công luận thời gian gần đây đã đặt câu hỏi: “Đến bao giờ Tổng Bí thư mới cho bắt ông trùm “nhóm lợi ích điện lực” Trần Tuấn Anh?”
Câu hỏi này đã có câu trả lời.
Báo VnExpress ngày 20/12 đưa tin với tiêu đề, “Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xác định vi phạm của hàng loạt cán bộ cấp cao”.
Theo VnExpress, tại kỳ họp lần thứ 34, từ ngày 18 đến ngày 20/12, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, đối với Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương. Theo đó, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, nguyên Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, và hàng loạt cán bộ cấp cao, bị xác định trách nhiệm trong các vi phạm liên quan điện gió và cung ứng xăng dầu.
Đáng chú ý, trong thông cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ rõ: “Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục; nguy cơ thiệt hại rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, lãng phí nguồn lực xã hội; dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và cơ quan quản lý nhà nước, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật”.
Thông tin vừa kể đã khiến mạng xã hội Việt Nam nổi sóng với câu hỏi: Tại sao Trần Tuấn Anh đã có các vi phạm trầm trọng như vậy, khi giữ ghế Bộ trưởng Công thương nhiệm kỳ 2016 – 2021, mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn cơ cấu đưa vào Bộ Chính trị tại Đại hội 13?
Việc các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đang rút khỏi Việt Nam, có sự góp phần của hậu quả về năng lực điều kém cỏi của các quan chức lãnh đạo EVN và Bộ Công thương, nhất là cựu Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, cũng như người đương nhiệm, ông Nguyễn Hồng Diên. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Trưởng tiểu ban Nhân sự Đại hội 12 và Đại hội 13, chắc chắn phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Được biết, gần đây, Bộ Công an đã khởi tố bắt giam ông Nguyễn Đình Nhân, Tổng Giám đốc EVN, cùng với 6 giới chức thuộc Bộ Công Thương và EVN, vì tội danh “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Giới thạo tin trước đây đã tiết lộ, kẻ đứng sau “giật dây” cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), và là tổng chỉ huy nhóm lợi ích điện lực, không ai khác, chính là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh.
Khi còn là Bộ trưởng Bộ Công thương, ông Trần Tuấn Anh đã dính líu đến nhiều bê bối trầm trọng. Vì lợi ích nhóm, ông Trần Tuấn Anh đã dung túng, tạo điều kiện cho EVN được chủ động quyết định tăng đến 20% giá điện mỗi năm.
Đó là lý do vì sao, trong nhiều năm qua, EVN kinh doanh lỗ lã, nhưng tất cả phần lỗ được phép đưa vào giá thành và giá bán điện, để bán cho người tiêu dùng một cách hết sức bất hợp lý.
Ngoài ra, còn có các bê bối về đạo đức của Trần Tuấn Anh, khi ông từng gây nóng dư luận, mà ai cũng biết. Nhưng vì Trần Tuấn Anh là con trai của cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương, là ân nhân của Tổng Bí thư Trọng, nên mọi việc đã rơi vào im lặng.
Được biết, trước Đại hội 13, ông Trần Tuấn Anh – một kẻ thuộc diện chờ kỷ luật – vậy mà vẫn được ông Nguyễn Phú Trọng cơ cấu trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 13, giữ chức vụ Trưởng ban Kinh tế Trung ương – một vị trí “ngồi chơi xơi nước”.
Trình độ, năng lực và tư cách của Trần Tuấn Anh bê bối như thế, chính là lý do, trong hai lần bỏ phiếu tín nhiệm “nội bộ” của Ban Chấp hành Trung ương gần đây, kết quả, Trần Tuấn Anh luôn luôn đội sổ về số phiếu tín nhiệm.
Trong công tác nhân sự, Tổng Bí thư Trọng luôn khẳng định, không đưa vào Ban Chấp hành Trung ương những phần tử cơ hội chính trị, có biểu hiện tham nhũng và lợi ích nhóm… Do đó, công luận đề nghị Tổng Bí thư làm rõ đối với nhân sự có tên Trần Tuấn Anh. Ông này có đủ tiêu chuẩn để trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 13 hay không?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý thức được, tầm quan trọng cũng như vai trò của Bộ trưởng Bộ Công thương – người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cả nền kinh tế đất nước hay không? Và hãy xem lại, cả cựu Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, cũng như Bộ trưởng đương nhiệm Nguyễn Hồng Diên, về trình độ, năng lực, chất lượng cán bộ ra sao?
Công luận hy vọng, Tổng Bí thư Trọng đừng lạm dụng mối quan hệ và tham lam tiền bạc mua ghế chạy chức, để cho nhân dân bớt khổ./.
Trà My – Thoibao.de
21.12.2023