Việt Nam chối bỏ sự thật về người bản địa

Link Video: https://youtu.be/OT2pAOlx56w

Ngày 6/12, VOA Tiếng Việt có bài “Việt Nam không thừa nhận người bản địa; giới quan sát bất bình”.

VOA dẫn lời Thứ trưởng Y Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Trưởng phái đoàn của Chính phủ Việt Nam, phát biểu trong phiên đối thoại với Uỷ ban Công ước Xoá Phân biệt Chủng tộc, ngày 30/11 tại Geneva, Thụy Sĩ:

Chúng tôi không sử dụng từ người bản địa”, mà chúng tôi dùng từ “người dân tộc thiểu số”… Do yếu tố lịch sử, từ năm 1930, khi Việt Nam còn bị Thực dân Pháp đô hộ, lúc đó, người dân Tây Nguyên đã trở thành một bộ phận người dân sống trong chế độ thuộc địa, họ đã trở thành một phần của dân chúng.”

Đây là câu trả lời của ông Y Thông đối với chất vấn của bà Chinsung Chung, nữ chuyên gia của Ủy ban Công ước Xoá Phân biệt Chủng tộc và Đồng báo cáo viên Liên Hiệp Quốc về Việt Nam.

VOA cho biết, bà Chung chất vấn về lý do Chính phủ Việt Nam không công nhận người bản địa; không muốn tham gia vào các cuộc thảo luận cởi mở và toàn diện, về việc công nhận người bản địa và các quyền cụ thể của họ; và việc đất đai của người bản địa bị tịch thu thời gian qua. Liệu rằng Việt Nam có kế hoạch phê chuẩn Công ước 169 của Tổ chức Lao động Quốc tế về người bản địa và bộ lạc không?

Theo VOA, ông Thông và các thành viên khác trong đoàn Việt Nam không trả lời chi tiết các câu hỏi của bà Chung và chỉ “nói chung chung”, “cho có” về các văn bản pháp luật và sự hỗ trợ pháp lý đối với người thiểu số.

VOA dẫn lời ông Thành Thanh Dải – một chuyên gia quan sát các hoạt động bảo vệ người thiểu số Việt Nam tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, đang sống tại Thuỵ Điển, nhận định rằng:

Tôi hoàn toàn phản đối quan điểm của Việt Nam. Phái đoàn Việt Nam giải trình với Liên Hiệp Quốc rằng, cụm từ người bản địa chính là cụm từ dân thuộc địa, mà hai khái niệm này lại khác nhau hoàn toàn về thành phần, về bản chất”.

Theo Liên Hiệp Quốc, người bản địa là quần thể cư dân định cư tập trung tại một không gian lãnh thổ tổ tiên của họ, có nền văn hóa, ngôn ngữ lâu đời. Tại Việt Nam, ít ra phải có ba dân tộc bản địa, bao gồm người Kinh, Chămpa, Khmer Krom, họ đã tồn tại trước khi nhà nước Việt Nam được hình thành”, ông Dải nói.

Hình: Bài trên VOA

VOA cũng dẫn lời nhà sư Dương Khải, thuộc chùa Khmer Đại Thọ, tỉnh Vĩnh Long, bày tỏ quan điểm:

Chính quyền, nhà nước Việt Nam thường xuyên chối bỏ sự thật. Người Khmer Krom của chúng tôi là người bản địa từ mấy ngàn năm qua, từ thời Phù Nam… Việc họ tuyên bố không có người bản địa là tuyên bố dối trá, không đúng sự thật”.

Bên cạnh đó, VOA cho hay, phái đoàn Việt Nam nói rằng, từ năm 2013 đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam liên tục được xây dựng và hoàn thiện tương đối đồng bộ, đáp ứng về cơ bản quyền con người, trong đó có việc bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào dân tộc thiểu số.

Ông Y Thông cũng phát biểu rằng, trong giai đoạn báo cáo quốc gia (2013 – 2019), các quyền dân sự chính trị của người dân tộc thiểu số “được bảo đảm và thúc đẩy”.

VOA cũng dẫn báo Nhân Dân của Đảng Cộng sản viết: “Việt Nam nỗ lực thực thi Công ước Xoá Phân biệt Chủng tộc, bảo đảm quyền cho người dân tộc thiểu số”, cho rằng, phái đoàn Việt Nam do ông Y Thông dẫn đầu, đã “bảo vệ thành công” phiên báo cáo Uỷ ban Công Xoá Phân biệt Chủng tộc lần thứ 5 của Việt Nam.

VOA cho biết thêm, ra đời từ năm 1965, Công ước Xoá Phân biệt Chủng tộc lên án nạn phân biệt chủng tộc, xác lập nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết và không trì hoãn các chính sách, nhằm loại trừ các hình thức phân biệt dựa trên chủng tộc, màu da, dòng dõi, dân tộc hoặc gốc người thiểu số. Việt Nam tham gia Công ước này từ năm 1982.

Hình: Người Tây Nguyên và các sắc tộc bản địa khác bị đàn áp nghiêm trọng

Xuân Hưng

>>> Ấn Hoàng Đế Chi Bảo và câu chuyện thật giả

>>> Bộ Công an siết chặt việc sử dụng dao, Tô Lâm coi nhân dân là thế lực thù địch?

>>> Ý rời khỏi Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc

>>> Vụ Vạn Thịnh Phát đã bị phát hiện hơn 10 năm, nhưng không xử lý: Trách nhiệm thuộc về ai?

Mỹ theo dõi các động thái của Trung Quốc tại Campuchia