Link Video: https://youtu.be/rfZ6AiNk140
Ngày 3/11, trên Facebook cá nhân của nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn có bài bình luận về các loại “văn hóa” của Việt Nam.
Tác giả cho rằng, “văn hóa giao thông” của Việt Nam, cũng như mọi thứ “văn hóa” khác, đều ảnh hưởng sâu đậm của cái gọi là “văn hóa Xã hội Chủ nghĩa”.
Cái khó là, bây giờ, nếu có ai yêu cầu định nghĩa thế nào là “văn hóa Xã hội Chủ nghĩa” thì tác giả chịu thua. Bởi vì “văn hóa Xã hội Chủ nghĩa” ở Việt Nam, trên thực tế, mỗi nơi mỗi khác. Còn về “tiêu chí” hay “nội hàm“, thì mỗi lúc, mỗi thời kỳ, người ta diễn giải một cách khác nhau, đôi khi đối nghịch với nhau.
Tác giả nêu vấn đề: Các “khu phố văn hóa” trong các thành phố có gì giống và khác nhau?
Và tác giả nhận xét, phố nào cũng giống nhau ở chỗ nhếch nhác, rác rến, bẩn thỉu, ồn ào, rách rưới… Ngoại lệ những lá cờ, những tấm biểu ngữ đỏ tươi phất phới ở trên là “vui vẻ“.
Tác giả đặt câu hỏi: Văn hóa là lá cờ, là tấm biểu ngữ, hay là thực trạng khốn cùng của người dân, những người sinh sống trong các hẻm nhỏ?
Về “nội hàm” văn hóa, tác giả nhận định, văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng Xã hội Chủ nghĩa rõ ràng là thứ đổi màu, giống con kỳ nhông. Ở “thời kỳ quá độ lên Xã hội Chủ nghĩa“, tiêu chuẩn văn hóa phải là “đỏ“, càng đỏ càng “giác ngộ“. Ở “đổi mới” văn hóa lúc đỏ lúc xanh, kiểu cá lia thia thua trận đổi màu “sọc dưa“. Thời kỳ bây giờ, văn hóa là gì đố ai biết.
Theo tác giả, văn hóa là “sản phẩm” phát sinh từ những con người cùng hấp thụ những “giá trị nền tảng” bất biến, trong một nền văn minh, trong một xã hội. Văn hóa vì vậy có tính “khai phóng“, trên căn bản những tín điều “bất biến“.
Các “giá trị nền tảng” xây dựng lên một cộng đồng xã hội, một quốc gia lúc đen, lúc trắng, kiểu Việt Nam bây giờ. Thì làm gì có “văn hóa“?
Lấy ví dụ về văn hóa giao thông của Việt Nam, tác giả cho rằng, 90% người Việt Nam không có văn hóa giao thông, không biết lái xe!
Bởi vì, biết lái xe trước hết là phải biết “luật về giao thông“. Luồn lách có thể là một cách sống, nhưng không thể là văn hóa giao thông. Ai cũng tranh đi trước, tranh tiện lợi, muốn “tay trên“… thì đường xá ùn tắc thôi.
Tác giả khẳng định, tài xế Việt Nam, nếu qua một xứ bất kỳ, kiểu Thái lan hay Mã lai, nếu họ lái theo “kiểu Việt Nam” thì chỉ 30 phút là bị cảnh sát tước bằng lái.
Bởi vì, phải hình dung rằng, chiếc xe bạn đang lái, nếu lái đúng luật, thì nó là một phương tiện giao thông. Nhưng khi phạm luật, thì chiếc xe của bạn có thể trở thành “phương tiện giúp cho bạn giết người“.
Tác giả kể một chuyện có thật bên Mỹ. Một người phụ nữ Việt Nam ở trong nhà đang cầm dao trong bếp. Tình cờ, vì một lý do nào đó mà cảnh sát khám nhà. Người phụ nữ kia nói chuyện với cảnh sát trong tư thế cầm dao dí dí nhân viên công lực. Viên cảnh sát rút súng và bắn chết tại chỗ người phụ nữ kia. Bởi người cảnh sát này cho rằng, cái cách cầm dao của người phụ nữ kia là hành vi đe dọa tính mạng của anh ta. Quyền tự vệ chính đáng.
Tác giả so sánh, hành vi nhấn ga, cho xe chồm chồm, nhích lên nhích xuống, có thể xem là hành vi đe dọa người bộ hành. Trường hợp này khá giống vụ người phụ nữ bị cảnh sát bắn chết. Chiếc xe không còn là phương tiện giao thông, mà trở thành vũ khí đe dọa, hay chuẩn bị giết người. Người phạm tội này có thể bị tịch thu phương tiện giao thông, bị tước bằng lái, và còn có thể bị truy tố hình sự, gỡ nhiều cuốn lịch.
Theo tác giả, văn hóa giao thông của Việt Nam có ảnh hưởng từ lối sống “luồn lách” của con người, dưới chế độ độc tài. Khi mà văn hóa luồn lách còn tồn tại, khi mà cảnh sát giao thông, hoặc còn “a ma tơ” không biết luật giao thông, hoặc không lo làm cảnh sát bảo vệ trật tự, mà chỉ muốn trấn lột kiếm tiền, thì tình trạng giao thông của Việt Nam cũng mịt mờ như văn hóa Xã hội Chủ nghĩa.
Minh Vũ
>>> Thế nào là chống tham nhũng “không đúng cách”?
>>> Chủ nghĩa Mác – Lê là nguyên nhân chính của sự suy thoái giáo dục
>>> Giáo dục: Người bán bị lên án, kẻ mua lại vô can
>>> Công an phạm tội ngày càng nhiều
Cựu công an bị vào nhà đá vì tố cáo lãnh đạo