Link Video: https://youtu.be/w2-0Yfksm4c
Ngày 3/11, BBC Tiếng Việt đăng bài bình luận “Ý kiến: Chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm hạn chế khu vực tư nhân” của nhà báo David Hutt, một nhà báo của Cộng hòa Czech có nhiều bài viết về chính trị Việt Nam.
Tác giả đề cập đến những vụ bắt giữ một số doanh nhân, trong đó có ông Trịnh Văn Quyết và ông Đỗ Anh Dũng, trong thời gian qua.
Đồng thời, tác giả cho rằng, chiến dịch chống tham nhũng không phải là quân bài để Tổng Bí thư Trọng triệt hạ đối thủ, mà là cách của Đảng Cộng sản khẳng định lại quyền lực của mình đối với khu vực tư nhân, và từ đó, kết liễu những thế lực có thể thế chỗ cho sự độc quyền quyền lực của Đảng.
Tác giả dẫn lại lịch sử, theo đó, sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, Đảng không còn đủ khả năng kiểm soát nền kinh tế theo hướng tập thể hóa và quốc hữu hóa. Bởi người dân bắt đầu phạm luật và phá vỡ các nguyên tắc của Đảng.
Tình thế buộc Đảng phải chấp nhận đổi mới, từ sau 1986. Từ đó, khu vực tư nhân được mở rộng, tỷ trọng của khu vực tư nhân trong nền kinh tế tăng lên, đồng thời xuất hiện giới “siêu giàu”.
Theo tác giả, đến thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – người không tôn sùng tư tưởng Cộng sản, nhưng tin vào sự độc quyền về quyền lực của Đảng Cộng sản. Ông Dũng cho rằng, thay vì nắm giữ khu vực tư nhân trong tay, Đảng Cộng sản sẽ trở thành cầu nối cho lợi ích của khu vực tư nhân.
Tác giả dẫn kế hoạch của ông Dũng, theo đó, các doanh nhân sẽ phải cần đến Đảng để tiếp cận được đất đai, có được hợp đồng và giành được những quyết định có lợi từ tòa án, cũng như hợp tác được với doanh nghiệp nhà nước và vay vốn từ các ngân hàng nhà nước…
Tất cả những điều đó đã buộc khu vực tư nhân phải khăng khít với Đảng Cộng sản. Đổi lại, khu vực tư nhân sẽ tưởng tượng cho một số quan chức của Đảng. Những quan chức có mối quan hệ tốt này sẽ leo lên những chức vụ đứng đầu Đảng, từ đó hình thành mối quan hệ cộng sinh.
Nói cách khác, tham nhũng sẽ là phương tiện để hạn chế khu vực tư nhân và trao quyền cho Đảng Cộng sản.
Tuy nhiên, tác giả cho hay, quần chúng trở nên phẫn nộ trước tình trạng tham nhũng tràn lan đối với các dịch vụ cơ bản.
Hóa ra việc hối lộ đã dẫn đến sự lãng phí khổng lồ tiền công, làm suy yếu chức năng của Chính phủ. Trong khi, khu vực tư nhân bắt đầu yêu cầu các chính sách đi ngược lại với lợi ích của Đảng.
Nhiều người Cộng sản tận tâm bắt đầu đặt câu hỏi về mục đích của Đảng.
Tác giả cho rằng, khi ông Nguyễn Phú Trọng lên chức Tổng Bí thư Đảng vào năm 2012, ông Trọng đã dành sự nghiệp của mình cho Tạp chí lý luận của Đảng và là một nhà tư tưởng tận tụy. Ông tìm mọi cách để loại bỏ ông Dũng và “phong sát” đồng minh của ông Dũng, và bắt đầu thanh lọc các quan chức tham nhũng cũng như các doanh nghiệp nhà nước.
Tác giả nhận xét, sự thất bại của Chính phủ trong đại dịch COVID-19, đã cho ông Trọng cơ hội thanh trừng Bộ Ngoại giao, là Bộ độc lập nhất đối với Đảng Cộng sản. Và bây giờ, ông Trọng đang nhắm tới khu vực tư nhân. Nhưng tất cả những điều này không đặc biệt liên quan đến tham nhũng.
Tác giả bình luận, đối với ông Trọng, tham nhũng là biểu hiện của khu vực tư nhân có quá nhiều quyền lực so với Đảng.
Tác giả đặt câu hỏi: Liệu Đảng có gây nguy hại cho sự tăng trưởng kinh tế nhiều hơn nữa, vì mục đích nắm giữ quyền lực của chính mình hay không?
Thường có sự lầm tưởng rằng, Đảng Cộng sản vẫn coi mình là phương tiện để tăng trưởng nền kinh tế. Nhưng ông Trọng đã phần nào biến nó thành một chiếc áo tư tưởng, xem nó là một tác nhân lịch sử đang hướng tới một tương lai Xã hội Chủ nghĩa.
Tác giả dẫn phát biểu của ông Trọng vào năm 2018 rằng, “Tham nhũng đang đe dọa sự tồn vong của chế độ”, nhưng “sự suy thoái chính trị còn nguy hiểm hơn”. Và ông Trọng đã vá víu lại hệ thống Lenin đang rạn nứt dưới thời ông Dũng.
Quang Minh
>>> Thế nào là chống tham nhũng “không đúng cách”?
>>> Chủ nghĩa Mác – Lê là nguyên nhân chính của sự suy thoái giáo dục
>>> Giáo dục: Người bán bị lên án, kẻ mua lại vô can
>>> Công an phạm tội ngày càng nhiều
“Văn hóa Xã hội Chủ nghĩa” của Việt Nam là gì?