Link Video: https://youtu.be/7BPHgceVbns
Ngày 27/10, VOA Tiếng Việt có bài “Thiếu thuốc và vật tư y tế, bệnh nhân đành “chịu chết”’.
Theo đó, sau đại dịch Covid, cùng với sự ra đi của một loạt lãnh đạo cấp cao, kể cả Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, ngành y tế Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu thuốc men và vật tư y tế trầm trọng.
VOA cho biết, nhiều gia đình bệnh nhân và các y bác sĩ tuyệt vọng, vì không thể tìm đâu ra thuốc, kiếm đâu ra các vật tư y tế cần thiết, để tiến hành các ca phẫu thuật cấp thiết. Đã hơn một năm trôi qua mà tình trạng này vẫn chưa được giải quyết, trong khi số bệnh nhân xếp hàng chờ được điều trị hay phẫu thuật ngày một nhiều hơn, tại hầu khắp các bệnh viện tuyến cuối.
VOA dẫn lời bà Nguyễn Kim Dung, một bệnh nhân tim ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cho biết, bác sĩ nói trường hợp của bà phải phẫu thuật mới điều trị dứt điểm. Nhưng hiện giờ đang trong giai đoạn khó khăn, thuốc và vật tư y tế phải ưu tiên cho những ca nghiêm trọng cần phẫu thuật ngay, mà bà chưa đến mức như vậy, nên “hãy về nghỉ ngơi” và “theo dõi thêm”.
Bà Dung nói, đối với những giáo viên nghỉ hưu, thu nhập thấp như bà, để được chăm sóc y tế và điều trị tại các bệnh viện công hiện nay, dường như là không thể, nên “sống được ngày nào hay ngày đó thôi”.
VOA dẫn lời một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực phẫu thuật tim và lồng ngực, cho biết: “Bây giờ may ra thì được khoảng 20% nhu cầu thôi, mà 20% đấy, thực tế toàn đồ đểu, đồ Tàu vớ vẩn thôi”.
“Những công ty làm việc nghiêm chỉnh thì người ta bùng hết rồi. Họ vẫn có lãi nhưng không muốn làm việc tại Việt Nam nữa. Những công ty phân phối vì thế họ cũng thôi luôn. Bởi vì bây giờ mới bán được một tí thì thanh tra… họ mệt mỏi thế là họ thôi. Mà nhiều hãng của Mỹ, của châu Âu, họ làm ăn nghiêm chỉnh thì cái hiệu suất nó không cao, mà hàng năm các ông thanh tra nhiều quá, nên họ không muốn làm nữa. Thế cho nên (bệnh nhân) chết là chuyện bình thường,” vị chuyên gia cho hay.
VOA dẫn báo nhà nước cho biết, đầu tháng 6 năm nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương loan báo, Bộ đã gia hạn 12.500 giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế đến hết tháng 12 năm sau. Bộ cũng công bố tổng số hơn 10.000 loại thuốc, bao gồm trên 2.000 thuốc nhập khẩu được tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành đến hết năm sau. Tuy vậy, gần nửa năm trôi qua mà tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế tại Việt Nam vẫn chưa hạ nhiệt.
VOA dẫn lời một người có thâm niên trong việc nhập khẩu và cung cấp thiết bị y tế kỹ thuật cao tại Việt Nam, cho biết:
“Họ vẫn cho gia hạn và cho nhập, nhưng thực tế thì nói về nguồn hàng, ví dụ như bọn mình nhập hàng từ Mỹ, thì nguồn cũng hạn chế và tăng giá kinh lắm. Nhiều thứ tăng tới 30%. Số tăng giá tới 30% đấy mà mình muốn tăng giá, thì mình phải đấu thầu lại, không thì nếu cứ để giá cũ mà bán thì mình lỗ. Mà đấu thầu lại thì bệnh viện bây giờ họ làm thủ tục cũng lâu lắm, và mãi cũng chưa có đợt.”
Anh cho biết thêm, trước thực tế này, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị y tế nhập khẩu đã ngừng cung cấp hàng chất lượng cao từ Hoa Kỳ, Israel và châu Âu. Một số chuyển sang nguồn hàng từ Trung Quốc để khỏi phải đấu thầu lại, vì đây là nguồn hàng giá rẻ hơn rất nhiều và cũng rất dồi dào. Tuy vậy, công ty của anh nhất quyết không chuyển hướng mà vẫn tin tưởng vào nguồn hàng cũ.
“Làm hàng Trung Quốc rủi ro lắm, nhất là làm trong lĩnh vực y tế, nhỡ cái nó xảy ra chuyện gì mình phải đi hầu, thì mình cũng chết.”
Anh giải thích, nếu xảy ra rủi ro cho tính mạng bệnh nhân thì rất dễ bị thanh tra, và trong trường hợp phát hiện vật tư cung cấp không đúng thương hiệu và xuất xứ thì “anh có thể đi tù như chơi”.
Thu Phương
>>> Khủng hoảng của VietJet Air lúc này, liên quan gì đến Tướng Nguyễn Chí Vịnh?
>>> Lý Khắc Cường chầu Mao trong lúc Tập thanh trừng, nghĩ về trận so găng Tổng – Thủ!
>>> Cần làm rõ nhóm lợi ích Bộ Công an trục lợi khi đổi mẫu căn cước công dân xoành xoạch?
>>> Sau khi Chủ tịch Thưởng đi Tàu, bộ Giao thông Vận tải dọn cỗ đợi “bạn vàng” vào xơi?
Chánh án Tòa tối cao cấm dân nghi ngờ thẩm phán